Page 145 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 145

phần mềm, chi tiêu công cộng cho giáo dục) ngày càng tăng.
      Chất lượng nguồn  lực con  người rất  cao;  Trung bình  trên
      toàn khu vực OECD, trong độ tuổi 25-64, có 60% dân sô" đã
      học hết trung học,  13% có trình độ đại học (tính đến khoảng
      năm 2000).

          - Các công nghệ thông tin  và  truyền thông. Đầu tư cho
      công nghệ thông tin và truyền thông,  một cột trụ của kinh
      tê tri thức, liên tục gia tăng.
          - Chính sách khoa học và công nghệ: Đầu tư cho khu vực
      R&D đưỢc chú trọng cả về nguồn lực tài chính lẫn con người'.
          Đặng Mộng Lân cũng tập hỢp các quan điểm của nưốc
      ngoài để rút ra những thành phần chính của một nền kinh
      tê tri thức như sau:
          1. Các công nghệ thông tin và viễn thông, kể cả internet.
          2.  Sở  hữu  trí  tuệ,  bao  gồm  không  chỉ  bằng  sáng  chế,
      phát minh và quyền tác giả,  mà theo nghĩa rộng, còn có cả
      tên  gọi  đã  đăng ký,  nhãn  mác,  quảng cáo,  các  dịch vụ tài
      chính,  dịch vụ tư vấn  cho các xí nghiệp,  cho thị trường tài
      chính, y tế (tri thức y học) và giáo dục.

          3.  Các thư viện và  ngân hàng dữ liệu điện tử,  các  sản
      phẩm nghe nhìn và các trò chơi video.
          4.  Công nghệ  sinh  học,  các  thư viện  và  ngân  hàng  dữ
      liệu truyền thốhg, công nghiệp dưỢc phẩm^.
          ớ  đây,  Đặng  Mộng  Lân  đồng  tình  với  quan  niệm  của
      một  sô' tác  giả  nước  ngoài  để  cho  rằng  “kinh  tế tri  thức”
      đồng  nghĩa  với  “kinh  tế thông  tin”.  Và  ông  tiếp  tục  phân


          1.  2.  Xem  Đặng Mộng Lân:  Kinh  tế tri thức - Những khái niệm  và
      vấn đề cơ bẳn,  Sđd, tr.  55-57. 57-58.


                                                              145
   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150