Page 147 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 147

cũng là những tính chất đặc trưng của nó, đó là những đặc
       điểm sau:
            1.  Ý thức về tri thức như là một nhân tô'quan trọng của
       sản xuất.

           2.  Một xu  hướng tiến  tới một nền  kinh  tế  không biên
       giới và  toàn cầu hoá.
           3.  Thay đổi  trong cơ cấu  tô  chúc: Các  công ty  đưỢc  tổ
       chức lại theo hướng linh hoạt và gọn nhẹ.
           4.  Thay đổi các cách  thức quản lý, nhằm giúp người lao
       động phát huy tiềm năng và tham gia đầy đủ vào công việc
       kinh doanh, liên tục đổi mối, học tập và cải thiện năng suất.
           5.  Sự xuất hiện của  việc quản lý tri thức như là một lề

       lối  quản  lý:  Các  doanh  nghiệp  ngày  càng chính  thức  hoá
       việc quản lý tri thức, thể hiện bằng việc coi trọng các chức
       vụ  liên  quan  đến  tri  thức.  Từ đó  xuất hiện  phổ biến  khái
       niệm  “doanh  nghiệp  học  tập”.  Liên  quan  đến  tri  thức  của
       doanh  nghiệp,  người  ta  nói  đến việc  phải  tiến  tới  quản  lý
       được cả hai loại tri thức:  tri thức hiện và  tri thức ẩn.
           Quản  lý tri  thức  hiện  hoặc  tri  thức  dưối  dạng  tư  liệu
       không phải là mới. Thư viện và các trung tâm thông tin là
       những ví dụ tốt nhất vể nỗ lực  quản lý tri thức hiện  hoặc
       thông  tin  tĩnh.  Gần  đây,  bắt  đầu  xuất  hiện  nhu  cầu  phát

       triển các kỹ thuật mới có khả năng nắm bắt và quản lý tri
       thức ẩn. Đó là nhu cầu tạo ra một môi trường khuyên khích
       người dân học tập,  sáng tạo và chia sẻ tri thức.  Công nghệ
       có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi
       cho sự tương tác để biến thông tin tĩnh (tri thức hiện) thành
       thông tin tích cực (tri thức ẩn) và ngược lại.


                                                               147
   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152