Page 144 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 144
đã đưỢc hiểu một cách bao trùm lên toàn xã hội'. Trong
khi đó các nhà khoa học trên thê giới hiện nay, đặc biệt là
UNESCO, đã phân biệt rất rõ rằng kinh tê tri thức chỉ là
một phần của xã hội tri thức, nó không thể là tất cả xã hội
tri thức.
Tâ't cả những điều nói trên cho thấy việc định nghĩa về
“kinh tế tri thức” không hê dễ dàng chút nào, chính vì thế
mà thông thường người ta cố gắng tìm ra được các đặc điểm
xác định của nó để người đọc có thể hình dung đưỢc “nó có
cái gì” hơn là “nó là cái gì”. Trên tinh thần này, nhà nghiên
cứu Đặng Mộng Lân, trong công trình Kinh tế tri thức -
Những khái niệm và vấn đê cơ bản, đã tập hỢp các ý kiến
của các nhà nghiên cứu nước ngoài để xác định “những biểu
hiện” của nền kinh tế tri thức chứ ông cũng không đi tìm
định nghĩa cho nó. về những biểu hiện của kinh tế tri thức,
Đặng Mộng Lân đã trích dẫn một báo cáo năm 1999 của
OECD về một số chỉ tiêu (tức tiêu chí - NVD) đặc trưng của
kinh tế tri thức ở các nước OECD, và ông đã nhóm chúng lại
thành ba mục như sau;
- Các ngành dựa trên tri thức, ví dụ như các ngành chế
tạo dùng công nghệ cao và các dịch vụ nhiều tri thức như
tài chính, bảo hiểm và truyền thông, tỷ lệ của các ngành
này đã tăng vượt quá 50% GDP của một nền kinh tế tri
thức trong các nước OECD. Ngoài ra, các ngành dịch vụ có
vai trò quan trọng hơn nhiều so với các ngành chê tạo. Đầu
tư cho sản xuất tri thức (nghiên cứu và triển khai (R&D),
1. Xem Đặng Hữu (Chủ biên): Phát triển kinh tế tri thức, những
nguyên lý cơ bản, Sđd.
144