Page 139 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 139
kiến tương tự^ Hội thảo về kinh tế tri thức tại Hà Nội ngày
10-2-2004 cũng đưa định nghĩa này vào các văn kiện của
mình^. Trong khi đó thì nhóm tác giả Đặng Hữu lại tuyên bô"
khái niệm này đã đưỢc OECD đưa ra từ năm 1995, cùng với
việc xác định nội dung cô"t lõi của nền kinh tế tri thức bằng
lòi nhận xét: “sự sản sinh, p h ổ cập và sử dụng tri thức của
con người đóng vai trò quyết định nhất đôĩ với sự phát triển
kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”^. Đây
có lẽ cũng là định nghĩa đã được nhiều quốc gia tiếp thu. Ví
dụ như nhà nghiên cứu người Trung Quốc Tian Zhong Qing
cho biết: Viện Khoa học xã hội Trung Quô"c cũng đã đưa ra
một định nghĩa tương tự về kinh tế tri thức: “Nền kinh tế
dựa trên tri thức là một loại nền kinh tế được hình thành
trên cơ sở sản xuất, phân phối, áp dụng và sử dụng tri thức
và thông tin”'*.
Như vậy là ở Việt Nam, hầu hết các tác giả đều quan
niệm kinh tê tri thức tức là nền kinh tế lấy việc khai thác
tri thức làm nhiệm vụ chính, chứ không phân biệt ra hai ý
1. Nguyễn Xuân Thắng: “Kinh tê tri thức: Kinh nghiệm của một
số nước phát triển”, trong: Nguyễn Thị Luyến (Chủ biên); Nhà nước với
phát triển kinh tế tri thức trong bôì cảnh toàn cầu hoả, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 195.
2. Xem Trần Cao Sơn; Môi trường xã hội nền kinh tế tri thức, những
nguyên lý cơ bản, Sđd, tr. 18.
3. Đặng Hữu (Chủ biên); Phát triển kinh tế tri thức - Rút ngắn quá
trình công nghiệp hóa, hiện dại hóa, Sđd, tr. 120.
4. Tian Zhong Qing: “Nền kinh tế dựa trên tri thức ở Trung Quốc:
nhận thức và thực tiễn”, trong: Nguyễn Thị Luyến (Chủ biên): Nhà nưâc
vói phát triển kinh tế tri thức trong bốì cảnh toàn cầu hóa, Sđd, tr. 36.
139