Page 134 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 134
sự là nói đến nhân quyền còn nói đến xã hội công dân là nói
đến dân quyền”’.
Nói tóm lại, chúng tôi ghi nhận rằng ở Việt Nam hiện
tại đang có hai cách gọi “xã hội công dân” và “xã hội dân sự”
cho một khái niệm duy nhất. Tuy nhiên, nếu hiểu theo định
nghĩa của Hegel, của Wikipedia hay của nhiều ngưồi khác
nữa, và theo xu hưống chung trên thê giới là nhấn mạnh chủ
trương phát huy quyền dân chủ của “civil society”, phát huy
vai trò của người dân trong một nước và của người dân ở cấp
toàn cầu, và đặc biệt là theo sự giải trình của dan Scholte
mà chúng tôi vừa giối thiệu, nhất là căn cứ vào một tên
gọi tiếng Anh của một xã hội công dân là^“CIVICUS WorId
Alliance for Citixen Participatiorí’, trong đó từ “công đârí’
đưỢc nhắc lại hai lần (“civicus” (tiếng Latinh) và “citizen”),
thì chúng tôi khẳng định cách dịch “xã hội công dân” của
các học giả Việt Nam trước đây là chính xác. Và trong công
trình này chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ “xã hội công dân”.
(Thậm chí, nói một cách chính xác hơn, từ “society” trong
cụm từ “civil society” của tiếng Anh phải được dịch là “hội”:
“hội công dân”. Tuy nhiên, do cách nói đã quen dùng hiện
nay, chúng ta sẽ chấp nhận cách dịch “xã hội công dân”).
Với tất cả những gì được trình bày trong mục này, chúng
tôi chỉ muôn nói rằng cột trụ chính trị có một vị trí quan
trọng trong việc bảo đảm quyền con người và quyển dân
chủ cho nhân dân để xây dựng một xã hội thông tin toàn
1. Đó là quan điểm của ông Nguyễn Trần Bạt (Chủ tịch, Tổng giám
đốc InvestConsult). Xem Nguyễn Trần Bạt; “Bàn về xã hội dân sự’, www.
chungta.com. 15-8-2007.
134