Page 136 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 136
quy tắc và lề lối của nền kinh tê công nghiệp để đáp ứng cho
một nền kinh tế được liên kết và được toàn cầu hoá, trong
đó các nguồn lực tri thức như bí quyết nghề nghiệp, trình
độ chuyên gia, và sỏ hữu trí tuệ có vai trò quan trọng hơn so
vối các nguồn lực kinh tế khác như đất đai, tài nguyên thiên
nhiên, hoặc thậm chí cả lực lượng nhân công. Theo các nhà
phân tích kinh tế tri thức, thì các quy tắc này cần phải đưỢc
quy định lại ở cấp công ty và câ'p ngành công nghiệp về mặt
quản lý tri thức, và ở cấp chính sách công như là chính sách
tri thức hoặc chính sách liên quan đến tri thức.
Cũng theo Wikipedia, Peter Drucker là người đầu tiên
nói đến nền móng của nền kinh tế tri thức trong cuôh sách
của ông mang tên The Effective Executive (“Người quản trị
viên hiệu quả”) (1966). Trong cuôh sách này ông phân biệt
giữa “người lao động chân tay” với “người lao động tri thức”.
Người lao động chần tay làm việc bằng tay và sản xuất ra
đồ dùng bằng vật chất; còn người lao động tri thức làm việc
bằng cái đầu, và anh ta sản xuất ra ý tưởng, ra tri thức và
thông tin.
Với quan niệm như trên, kinh tế tri thức khác với kinh
tế truyền thống ở những đặc điểm sau:
- Không giống phần lớn các nguồn lực khác, là những
nguồn lực bị cạn kiệt khi đưỢc sử dụng, thông tin và tri thức
có thể được chia sẻ, và thực tế chúng gia tăng trong quá
trình ứng dụng.
- Tác động của địa điểm hoặc là bị giảm đi trong một số
các hoạt động kinh tế: bằng cách sử dụng các công nghệ và
phương pháp thích hỢp, sử dụng các địa điểm thị trường ảo
136