Page 135 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 135

cầu và xã hội tri thức trong tương lai. Trong cột trụ này, vai
       trò của  chính  phủ vẫn  ngày càng  được  tăng cường để bảo
       đảm về mặt chính trị cho các chiến lược phát triển kinh tế,
       khoa học - công nghệ, văn hoá và giáo dục. Bên cạnh đó, sự
       nổi lên của xã hội công dân chính là thể hiện yêu cầu về các
       quyền dân chủ trong thời đại thông tin. Có thể nói, nếu như
       việc  bảo  đảm  quyền  con  người  sẽ  làm  cho  xã  hội  tri  thức
       mang tính nhân văn hơn,  thì việc bảo đảm quyển dân chủ
       sẽ  làm  cho  nó trở nên công bằng  hơn.  Như thế,  loài  người
       mới có cơ may xây dựng được một xã hội tri thức phát triển
       bển vững.


           2.  Cột trụ kinh tế tri thức
           a.  Kinh  tế  tri thức là gì?
           Theo  từ  điển  Wikipedia,  kinh  tế tri  thức  (tiếng  Anh:
       “knowledge  economy”)  là  một  thuật  ngữ  mơ  hồ  được
       dùng  để  chỉ  hoặc  là  nền  kinh  tế  (của)  tri  thức (“economy
       of knowledge”)  tập  trung vào việc  sản  xuất và  quản lý tri
       thức, hoặc là một nền kinh tếdựa trên tri Ếhức(“knowledge-
       based economy”).  Nghĩa thứ  hai  này thường được sử dụng
       nhiều  hơn,  nó  đề cập  đến  việc  sử  dụng  tri  thức  để  tạo  ra
       những lợi ích  về mặt kinh  tế.  Khái  niệm  này đã  được  phổ
       biến  nhờ  cuôh  sách  The Age  o f Discontinuity;  Guidelines
       to  Our  changing  Society  (1969)  của  Peter  Drucker,  với
       chương  12 đưỢc đặt tên theo khái niệm đó.
           Nhiều nhà quan sát mô tả nền kinh tế toàn cầu hiện nay

       như là  một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ chuyển
       sang nền “kinh tê tri thức”, như là một sự mở rộng của “xã
       hội thông tin”.  Sự quá độ này đòi hỏi cần phải thay đổi các


                                                                135
   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140