Page 131 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 131

Một tác giả khác là Jan Aart Scholte cũng nhấn mạnh
       đến vai trò của xã hội công dân trong việc quản lý toàn cầu
       một  cách  có  trách  nhiệm  vê  mặt  dân  chủ.  ông  cho  rằng

       trong  quá  trình  lịch  sử,  thuật  ngữ  “xã  hội  công  dân”  đã
       thâu  nạp  nhiều  nghĩa  khác  nhau  và  đôi  khi  chúng  mâu
       thuẫn nhau  một cách  rõ rệt.  Chẳng hạn như cách hiểu  về
       xã  hội  công  dân  của  Liên  minh  Công  dân  Thế giới  vì  sự
       tham gia của công dân (CIVICUS World Alliance for Citizen

       Participation),  và  của  Ngân  hàng  Thế giới,  hiện  tại  đang
       khác xa so vối những cách hiểu của John Locke, của Kant,
       của  Hegel  và  của  Gramsci.  ông  nhận  xét:  vấn  đề  không
       phải là xác định một định nghĩa cuối cùng, mà đúng hơn là
       làm cho khái niệm “xã  hội công dân” trở nên thích hỢp về
       mặt trí tuệ và chính trị với bối cảnh sát sườn của chúng ta.

       Và ông xác định rằng:
           “Trong  mốì  quan  hệ  với  nền  chính  trị  thế giới  đương
       đại,  xã  hội  công  dân  có  thể  được  quan  niệm  như  là  một
       không  gian  chính  trị  mà  trong  đó  các  hiệp  hội  tự  nguyện

       đang tìm cách, từ vị trí đứng ngoài các đảng phái chính trị,
       định hình nên các quy tắc để quản lý một khía cạnh nào đó
       của  đòi sông xã  hội.  Các nhóm  mang tính xã hội công dân
       tập hỢp các công dân lại với nhau một cách không bắt buộc,
       với chủ ý là nhằm tác động đến các điều luật chính thức và
       các  quy  chuẩn  phi chính  thức  đang  điều  chỉnh  mổì  tương

       tác xã hội. Mặc dù trên thực tế, các diễn đàn của xã hội công
       dân không thể tách biệt hoàn toàn khỏi các lĩnh vực chính
       trị chính thống và các lĩnh vực thương mại, nhưng các hiệp


                                                               131
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136