Page 128 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 128

Nhưng  gần  đây,  trong  nhiều  tài  liệu  dịch  thuật,  chúng  ta
              thấy xuất  hiện thêm  một cách  dịch  mối  là  “xã  hội  dân  sự”
              bên cạnh cách  dịch “xã  hội  công dân”.  Thực  tế cả  hai  cách
              dịch này đều có cái lý của nó về mặt ngữ nghĩa.  (Nhưng tôi
              vẫn ngờ rằng cách dịch thứ hai là của những người mới tham
              gia vào công việc dịch  thuật mà không biết gì đến cách dịch
              thứ nhất của những người dịch sách kinh điển trước đây).

                  Từ điển Wikipedia đã định nghĩa “xã hội công dân” như
              sau: “Xã hội công dân bao gồm toàn bộ các tổ chức công dân
              và  xã  hội  tự  nguyện  làm  thành  cơ  sở  cho  một  xã  hội  vận
              hành, đốì lập với các cơ cấu dựa trên sức mạnh của một nhà
              nước và của các tổ chức thương mại”.
                  Cũng  theo  Wikipedia,  lịch  sử  của  thuật  ngữ  này  bắt
              đầu  từ  nhà  triết  học  người  Scôtlen  thòi  Ánh  sáng  Adam
              Perguson  (“Tiểu  luận  về  lịch  sử  xã  hội  công  dân”,  1767),
              người đã coi việc triển khai một “nhà nước thương mại” như
              là một cách để thay đổi trật tự phong kiến mục nát và tăng

              cường quyền tự do của cá nhân. Trong khi Perguson không
              vạch một đường ranh giối giữa nhà nước và xã hội, thì nhà
              triết học người Đức G. w .  F.  Hegel lại vạch ra sự phân biệt
              này  trong  công  trình  Triết  học pháp  quyền  (1827).  Trong
              công trình  đó,  Hegel coi xã  hội công dân  là  một  giai  đoạn
              trong quan hệ biện chứng giữa hai mặt đối lập: tức là giữa
              đại cộng đồng là  nhà  nưốc  vối  tiểu  cộng đồng là  gia  đình.

              Sau đó đến Karl Marx, xã hội công dân trở thành cơ sở cho
              xã hội tư sản.  Đồng thời xuất hiện  một xu hướng mở rộng
              khía cạnh kinh tế trong quan niệm của Marx để thu nạp cả
              các khía cạnh văn hoá, xã hội và chính trị, coi xã hội công


              128
   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133