Page 127 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 127
thức đấu tranh hỢp pháp chông lại kẻ bóc lột, nhưng người
bị gạt ra rìa sẽ không biết bấu víu vào thể chế nào đê đấu
tranh. Đây là điều mà ở những thế kỷ trước không ai có thể
nghĩ tối. Và xã hội tri thức sẽ là xã hội đem lại cho người
dân nhiều hứa hẹn về khả năng hội nhập một cách bình
đẳng với thế giới. Tất nhiên, để làm được điều này, nếu chỉ
có vai trò của chính phủ các quốc gia và các cấp chính quyền
quốc tế thì chưa đủ. Trên tinh thần này, hiện người ta đang
nói nhiều đến vai trò ngày càng tăng của một tác nhân đổì
trọng với chính phủ: đó là xã hội công dân.
b. Xáy dựng xã hội công dân dựa trên quyền dân chỉh
Theo UNESCO, chỉ riêng các chính phủ thì không thể
đáp ứng được thách thức vể sự phát triển xã hội tri thức.
Điều này đòi hỏi phải có sự hỢp tác chặt chẽ giữa các chính
phủ với các tổ chức quốc tế, với khu vực tư nhân, với khu
vực đoàn thể và với xã hội công dân.
Vậy xã hội công dân là gì và tại sao hiện nay người ta
hay nói nhiều đến nó như vậy?
Đây là một thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh “civil
society”, và từ tiếng Pháp “société civile”. Hiện nay ở nước
ta có người dịch là “xã hội công dân”, có người dịch là “xã
hội dân sự”. Vậy thực tế, thuật ngữ này cần phải được hiểu
và được dịch như thế nào?
Trưốc đây, trong các cuốn sách dịch các tác phẩm triêt học
kinh điển, các dịch giả nước ta vẫn dịch là “xã hội công dân”.
1. Vấn đê “xã hội công dân” và “xã hội dân sự” hiện nay vẫn còn
nhiều ý kiến khác nhau. Để bạn đọc có điều kiện nghiên cứu, tham khảo
thêm về vấn đề này, chúng tôi giữ nguyên luận giải của tác giả và coi đây
là quan điểm riêng (BT).
127