Page 132 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 132
hội xã hội công dân đích thực không theo đuổi để giành cho
mình một công sở hoặc một thành tựu về tiền bạc”'.
Scholte cũng nhận xét rằng ngày nay, các xã hội công
dân đang có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bao giò hết đến nền
chính trị và quản lý toàn cầu. Các tổ chức quốc tế, đặc biệt
là Liên hỢp quốc, rất coi trọng vai trò của các xã hội công
dân. Các hội nghị quốc tế và của Liên hỢp quốc đều dành
cho các xã hội công dân một diễn đàn song song. Ngay cả
các tổng thư ký Liên hỢp quốc trước đây cũng rất coi trọng
vai trò của các tô chức phi chính phủ trong các hoạt động
của Liên hỢp quốc và của cả loài người. Nguyên Tổng Thư
ký Liên hỢp quốc Boutros Ghali đã khẳng định rằng các
NGO “là một bộ phận hỢp pháp không thể thiếu” của Liên
hỢp quôb; còn người kế nhiệm của ông, ông Kofi Annan, thì
tuyên bô" rằng NGO “là lương tâm của nhân loại”^.
Như vậy nhìn chung, mặc dù còn có sự khác nhau về
một số chi tiết, nhưng đa sô' các ý kiến đều nhấn mạnh đến
các tác nhân ngoài nhà nưốc khi nói đến xã hội công dân,
và đặc biệt là đều nhấn mạnh đến một loại tác nhân đang
ngày càng giành được vị trí quan trọng trên diễn đàn quốc
tế, đặc biệt là trong xã hội thông tin và xã hội tri thức trong
tương lai, đó là các tổ chức phi chính phủ.
1. Jan Aart Scholte: “Civil Society and Democratically Accountable
Global Governance” (“Xã hội công dân và việc quản lý toàn cầu một
cách có trách nhiệm về mặt dân chủ”), Government and Opposition Ltd,
Blackwell Publishing, 9600 Garsington Road, Oxford 0X4 2DQ, UK and
350 Main Street, Malden, MA 02148, USA, 2004, p. 214.
2. Audrey N. Selian: ‘The World Summit on the Iníormation Society
and Civil Society Participation”, Tlđd, tr. 206.
132