Page 133 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 133
sở dĩ chúng tôi phải nói nhiều đến các quan điểm của
nưốc ngoài về xã hội công dân như vậy là vì trong quan
điểm về xây dựng xã hội tri thức, các nhà khoa học và các
tổ chức quôh tế rất hay nhấn mạnh đến vai trò của xã hội
công dân như là một cơ sở để phát huy quyền dân chủ của
các “công dân thế giới” trong tương lai, khi mà trên thế giới
đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá sôi động, trong đó vai
trò của nhà nước đang bị thu hẹp lại so với trước đây để
nhường một chỗ đáng kể cho vai trò của xã hội công dân. Và
vì thế, xã hội công dân mối trỏ thành một chủ đề được bàn
luận nhiều đến thê trên diễn đàn quốc tê hiện nay.
Sau tất cả những điều phân tích trên đây, chúng tôi
không thể đồng tình vối một ý kiến xuâ't hiện gần đây ở
Việt Nam cho rằng cần phải phân biệt “xã hội công dân” với
“xã hội dân sự”. Như chúng tôi đã chỉ ra, trên thế giới chỉ
có một khái niệm tương ứng với thuật ngữ tiếng Anh “civil
society” mà ở ta hiện đang có hai cách dịch cho một khái
niệm này. Thê nhưng ở Việt Nam lại có người võ đoán cho
rằng “Ban đầu, ý tưởng về ‘xã hội dân sự’ và ‘xã hội công
dân’ gần như đồng nhất, nhưng dần dần hai khái niệm ấy
tách khỏi nhaư”. Sau đó tác giả của ý kiến này lập luận
hoàn toàn theo suy đoán ngẫu hứng cá nhân, chứ không hề
có một lý lẽ khoa học nào, và không hề căn cứ vào tình hình
bàn luận thực tế của giới khoa học trên thế giới về vấn đề
này, để rồi đi đến khẳng định rằng: “Nói cách khác, nếu xã
hội dân sự là xã hội nằm ngoài nhà nước, thì xã hội công
dân là pháp chế hoá xã hội dân sự. (...) nói đến xã hội dân
133