Page 129 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 129
dân là bao gồm tất cả những khía cạnh phi nhà nước của
xã hội.
Theo tinh thần nói trên, Trung tâm Xã hội Công dân
của Trường Kinh tê Luân Đôn đã định nghĩa xã hội công
dân như sau:
“Xã hội công dân đề cập một vũ đài của hành động tập
thể không bắt buộc, được thực hiện xung quanh những
quyền lợi, mục đích và giá trị chung, về mặt lý thuyết, các
hình thức thể chế của nó khác biệt với những hình thức của
nhà nuớc, gia đình và thị trường, mặc dù trên thực tế, ranh
giới giữa nhà nuóc, xã hội công dân, gia đình và thị trường
thường tỏ ra phức tạp, mò nhạt và mang tính thoả thuận.
Thông thường, xã hội công dân bao gồm nhiều địa điểm
khác nhau, nhiều hình thức tác nhân và thể chế, đa dạng
về câ'p độ nghi thức, về tính tự chủ và về quyền lực. Trong
xã hội công dân thường có mặt các tổ chức như các hội từ
thiện có đăng ký, các tổ chức phi chính phủ về phát triển,
các nhóm mang tính cộng đồng, các tổ chức của phụ nữ, các
tổ chức tín ngưỡng, các hội nghề nghiệp, các nghiệp đoàn,
các nhóm tự giúp đỡ nhau, các phong trào xã hội, các hội
doanh nghiệp, các nhóm luật sư” (1-3-2004)'.
Mặc dù định nghĩa trên đây của Trường Kinh tế Luân
Đôn về xã hội công dân đã bao quát khá đầy đủ mọi khía
cạnh, nhưng nó lại không tính đến vai trò của các cá nhân.
Đầy cũng là quan điểm của một sô" người khác nữa. Chẳng
hạn Paul Wapner (Hoa Kỳ, 1996) đã cho rằng xã hội công
1. Trích theo Wikipedia, mục từ “Civil society”, http://www.
wikipedia.org.
129