Page 130 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 130

dân là một “lĩnh vực của đời sống hội đoàn nằm trên cấp cá
              nhân và dưới cấp nhà nước”’.
                  Tuy nhiên, có những người khác lại coi khu vực tư nhân
              là  một  trong  những tác  nhân  chủ  chốt  trong  xã  hội  công
              dân,  xét vì tầm  quan trọng của  nó trong xã hội  ngày nay,
              đặc biệt là trong xã hội thông tin và xã hội tri thức.  Chẳng

              hạn  Audrey  N.  Selian  (Hoa  Kỳ,  2004)  đã  cho  rằng  “theo
              nghĩa rộng, xã hội công dân bao gồm chủ yếu các tác nhân
              tư nhân. Vì thế nó không nhất thiết phải khác biệt với các
              tác  nhân  thuộc khu  vực  tư  nhân,  tức  là  các  thực  thể  như
              các hiệp hội khoa học, nghề nghiệp hoặc thương mại”^.  Chỉ
              có điều,  thuật  ngữ khu vực  tư nhân  được  Selian hiểu  một
              cách rất rộng, vối nghĩa là nó bao gồm chủ yếu các loại hiệp
              hội, và đặc biệt là các  tổ chức phi chính phủ (viết tắt tiếng
              Anh: NGO).
                  Mặt khác,  cùng vối sự xuất hiện của toàn cầu hoá,  xã

              hội công dân cũng được xác định là đang tiến tới trở thành
               một xã hội công dân toàn cầu, trong đó, các thành viên của
              nó hành động như một công dân toàn cầu. Điều này cũng đã
              đưỢc nhiều người nói đến, vối nghĩa là các tác nhân tư nhân
               đang hoạt động ở phạm vi xuyên biên giới để tác động đến
              cả đời sông chính trị thế giối (Wapner, Selian).



                   1.  Trích  theo  Audrey  N.  Selian:  “The  World  Summit  on  the
               Iníormation  Society  and Civil  Society Participation”  (“Hội  nghị Thượng
               đỉnh Thế giâi về Xã hội thông tin và sự tham gia của xã hội công dân”),
               The Iníormation Society, no.  20, 2004, p. 206.
                   2. Trích theo Selian: “The World Summit on the Iníormation Society
               and Civil Society Participation”,  Tldd, tr.  206.


               130
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135