Page 126 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 126
Thương mại Quốc tế Canada lúc bấy giờ, đã nhận xét rất
xác đáng rằng; Toàn cầu hoá “đang tạo ra những điều kiện
mang tính loại trừ và gạt ra ngoại vi những quốc gia hoặc
quần thê dân cư nào nằm ngoài rìa vũ đài thế giới hoặc
ngoài rìa xã hội mà không hội nhập đưỢc vào với các mạng
lưới mới;”' rằng “...kẻ bị bóc lột trước đây vẫn tồn tại trong
một mốì quan hệ xã hội, anh ta nằm trong một ‘cấp độ xã
hội’, do đó anh ta vẫn có thể đứng vào được một tổ chức nào
đó để đòi quyền lợi. Còn về phần kẻ bị loại trừ, vì anh ta
không còn tồn tại trong một mối quan hệ xã hội nào, nên
anh ta có thể bị bỏ qua”^.
Một tác giả người Pháp là Alain Touraine cũng nhận
xét rất thấm thìa về vấn đê này: “Mới hôm qua thôi, (...),
chúng ta còn nói đến sự thống trị, đến sự bóc lột, đến cải
cách hoặc cách mạng. Nhưng ngày nay chúng ta chỉ nói
đến toàn cầu hoá hoặc đến sự loại trừ, đến khoảng cách xã
hội đang gia tăng (...). Trước đây chúng ta có thói quen đặt
mình trong mối quan hệ về các mặt xã hội, (...). Giò đây
chúng ta đã thay cái nhãn quan theo chiều dọc này bằng
một nhãn quan theo chiểu ngang: chúng ta phảkxác định
xem mình đang đứng ở trung tâm hay ở ngoại vi, ở trong
hay ở ngoài, dưới ánh sáng hay trong bóng tối”®.
Vậy là việc bị coi là người bị bóc lột chưa đáng sỢ bằng
bị coi là người bị loại trừ, bị gạt ra ngoài rìa làn sóng phát
triển. Người bị bóc lột còn có cơ hội để tổ chức những hình
1, 2. Pierre s. Pettigrew: “L’avenir du politique” (“Tương lai của
chính trỊ”), Politique étrangère, 2000, No. 2, p. 428, 249.
3. Trích theo Pettigrevv, Bài đã dẫn.
126