Page 148 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 148
Quản lý tri thức có một vai trò rất quan trọng. Trong
giối doanh nghiệp, việc quản lý tri thức tốt sẽ đạt đưỢc
những kết quả chủ chốt như sau:
- Tính hiệu quả về phương diện tổ chức.
- Chiếm vị trí đi đầu trong cạnh tranh.
- Tối đa hoá được tiềm năng về mặt tổ chức.
- Quản lý được vốn trí tuệ.
Rõ ràng, việc quản lý tri thức có một ý nghĩa rất quan
trọng trong việc giúp cho doanh nghiệp phát triển và
đóng góp cho tiến bộ xã hội. Và đó cũng là một công việc
quan trọng của kinh tế tri thức và nói rộng ra là của xã
hội tri thức.
Gần đây, trong “Báo cáo Thê giói của UNESCO” mang
tên Hướng tới xã hội tri thức, UNESCO cũng chỉ “giải
trình” nền kinh tế tri thức chứ không hẳn là đưa ra một
định nghĩa chặt chẽ cho nó. Điểu đó một lần nữa cho thấy
đây là một khái niệm không dễ định nghĩa. Điều đáng ghi
nhận là ở đây, UNESCO cũng quan niệm “kinh tế tri thức”
là nền “kinh tế dựa trên tri thức”.
Cụ thể, UNESCO quan niệm: “Kinh tế tri thức là một
giai đoạn đặc biệt do tri thức điều khiển thuộc quá trình
phát triển tư bản chủ nghĩa, và nó là một nền kinh tế được
dựa trên tri thức (tôi nhấn mạnh - NVD), tiếp theo sau một
giai đoạn đưỢc đánh dấu bằng sự tích luỹ tư bản vật chất.
Tri thức đưỢc quan niệm như thế hiện đang trong quá trình
thay thế cho sức lao động, như Marx đã tiên đoán từ giữa
thế kỷ XIX, và của cải tạo ra đang ít được đo bằng bản thân
sản lượng của công việc, một thứ có thể đo lường và định
148