Page 151 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 151
chúng tôi thiên về nghĩa “kinh tê dựa trên tri thức” hơn.
Bởi lẽ, theo quan điểm lôgích và thực tiễn, tri thức không
phải là mục đích tự thân, mà nó chỉ là phương tiện dẫn đến
hiệu quả kinh tế. Việc sản xuất ra tri thức cũng là để phục
vụ hiệu quả và đem lại lợi ích kinh tế, vì thê cho dù khái
niệm “kinh tê tri thức” được dùng để chỉ một nền kinh tế
sản xuâ't ra tri thức, thì nó cũng không chỉ dừng lại ở đó, mà
mục đích cuối cùng của nó là phải tạo ra hiệu quả và lợi ích
kinh tế. Có nghĩa là khái niệm “kinh tê dựa trên tri thức”
có khả năng bao hàm cả “nền kinh tế sản xuất ra tri thức”.
Cho nên nội hàm “kinh tế dựa trên tri thức” tỏ ra lôgích hơn
và hỢp lý hơn. Vì vậy trong công trình này, khi sử dụng khái
niệm ngắn gọn “kinh tế tri thức”, chúng tôi đã có hàm nghĩa
là một “nền kinh tê dựa trên tri thức”.
Chúng tôi cũng phải lưu ý một điều là ở đây, đồng tình
với nhiều ý kiến, chúng tôi không đồng nhất kinh tê tri thức
với xã hội tri thức. Cho nên khi nói đến thời điểm xuất hiện
của kinh tế tri thức thì không có nghĩa là đồng thời xác định
thòi điểm xuất hiện của xã hội tri thức. Kinh tế tri thức chỉ
là một trong những cột trụ để hình thành xã hội tri thức, vì
thế nó phải xuất hiện sốm hơn. Do đó, trong khi kinh tế tri
thức được coi là đã xuất hiện ở một số nước vào cuôl thê kỷ
XX, nhưng hiện tại cộng đồng quốc tế vẫn đang kêu gọi loài
người phải xây dựng xã hội tri thức trên cơ sở của xã hội
thông tin. Bản Báo cáo Thế giới của UNESCO Hướng tới xã
hội tri thức chính là thể hiện tinh thần này.
Chúng tôi cho rằng với một hình thái kinh tế mới như
kinh tế tri thức, thì việc nhận thức về nó còn có những ý
151