Page 152 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 152
kiến khác nhau cũng là chuyện bình thường. Nhưng từ ý
kiến của đa số các nhà nghiên cứu, chúng ta cũng có thể rút
ra được một đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế tri thức là
sự mở rộng không ngừng của khu vực thông tin và truyền
thông. Sự mở rộng của khu vực này có thể được chia thành
hai cấp độ: một là, bản thân sự phát triển của khu vực
thông tin và truyền thông đã đem lại lợi ích kinh tê vô cùng
to lốn cho nền kinh tế tri thức; hai là, sự phát triển của nó
đã làm gia tăng vượt bậc hiệu quả kinh tế cho hầu hết
các ngành nghề của nền kinh tế tri thức. Nhà nghiên cứu
M. Porat đã gọi cấp độ thứ nhất là khu vực thông tin sơ cấp,
còn cấp độ thứ hai là khu vực thông tin thứ cấp. Khu vực sơ
cấp bao gồm việc sản xuất, phân phối và xử lý các sản phẩm
và dịch vụ thông tin; khu vực thứ cấp thể hiện ở khối lượng
phí tổn về thông tin cần thiết cho việc tổ chức của các công
ty và cho việc điều phôi các thị trường’. Chính vì vậy mà
ban đầu nền kinh tê này còn được nhiều người gọi là nền
kinh tế thông tin.
Về khu vực thông tin hai cấp này theo cách gọi của
Porat, hiện nay cũng có người gọi là “khu vực kinh tế thông
tin và tri thức”. Và họ cho rằng nó bao gồm ba bộ phận:
1. Các hoạt động kinh tế - xã hội và sản xuất công
nghiệp có sử dụng các dịch vụ thông tin và truyền thông.
2. Công nghiệp nội dung mà sản phẩm của nó là nội
dung thông tin và tri thức của mọi ngành kinh tế, của khoa
1. Theo Đặng Mộng Lân: Kinh tê tri thức - Những khái niệm và vấn
dề cơ bản, Sđd, tr. 64.
152