Page 78 - Công Nghệ Sản Xuật Thức Ăn Tổng Hợp
P. 78

Carotenoid tồn tại ở sắc lạp và lục lạp ở màng tế bào thực vật.  Chỉ
                 có  một  vài  loại  carotenoid  là  tiền  vitamin  A,  còn  những  chất  khác

                 không có hoạt tính như vitamin A. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh
                 rằng  chúng  có  khả  năng  chống  oxy  hóa  rất  mạnh  (Granado  và  cs,
                 2003,  Mares  -  Perlman  và  cs,  2002,  Britton,  2004).  Ngoài  ra  trong
                 thực  vật  còn  có  các  tiền  chất  của  axit  abscisic  (ABA),  phytohormon;
                 các  chất  này  có  khả  năng  điều  chỉnh  sinh  trưởng  và  quá  trình  stress
                 của con vật (Koornneef,  1986).

                     Sắc tố trong carotenoỉd được  chia thành 2  nhóm:  c aroten màu đỏ
                 da cam và xanthophyll vàng da cam.

                     Caroten  (C40H56)  là một  loại  cacbua hydro  chưa  bão  hòa,  chỉ  tan
                 trong dung  môi  hữu  cơ.  Trong thực  vật thường  có 4  loại  tiền  vitamin
                 A là: ß,  a,  ô caroten và kriptoxantin.  Nếu cắt đôi phân tử ß  caroten ta
                 có  2  phân  tử  vitamin  A,  nên ß   caroten  được  xem  là  tiền  vitamin  A
                 (Trịnh  Xuân  Vũ  và  cs,  1976).  Trong  đó  ß   caroten  chiếm  trên  90%
                 trong  tổng  sổ  các  carotenoid  ở  thực  vật.  Các  carotenoid  không  chỉ
                 cung  cấp  tiền vitamin A  mà còn  có tiềm năng  chống  oxy  hóa,  chống
                 ung  thư.  Hàm  lượng ß  caroten trong cỏ tươi tự nhiên:  150  -  250  mg/kg
                 VCK, cây ngô già:  1 5 - 6 0  mg/kg VCK, của cà rốt:  150 - 200 mg/kg VCK,

                 rơm rạ: 4 mg/kg VCK (Từ Quang Hiển, 2001).
                     Xanthophyll  là  nhóm  sắc  tố  vàng  sẫm.  Công  thức  hóa  học  của
                 chúng là C40H56On (n từ  1  - 6). Vì  số lượng nguyên tử oxy có thể từ  1

                 đến  6  nên  có  nhiều  loại  xanthophyll:  Kriptoxantin  (C40H56Oi),  lutein
                 (C4oH560 2),  violacxantin  (C4oH560 4)...  (Trịnh  Xuân  Vũ  và  cs,  1976).
                 Trong  đó  violaxanthin  và  lutein  chủ  yếu  tạo  ra  màu  sắc  vàng  của  lá
                 cây, cỏ trong mùa thu (Davies, 2004).
                     Flavonoid  bao  gồm  anthocyanin,  chalcon,  auron,  flavon  và

                flavonol.  Chúng  đều  tan  trong  nước,  tồn  tại  ở  trong  không  bào.
                 Flavonoid  là  chất  hóa  học  hoạt  động  với  nhiều  chức  năng:  Như  tạo
                 màu cho cánh hoa, quả, chống tia u v , chống oxy hóa, kháng khuẩn và
                 sự  hoạt  động  của  virus.  Trong  các  sắc  tố  thuộc  nhóm flavonoid  thì
                 anthocyanin  là phổ  biến  nhất  và tạo  ra các  màu  đỏ  tươi,  đỏ,  xanh  và
                 màu tím cho hoa, quả và thân cây. Màu của anthocyanin bị ảnh  hưởng
                 bởi rất nhiều các nhân tố.  Một trong các  nhân tố đó  là số  lượn2  nhóm

                 hydroxyl  và  methoxyl.  Nếu  có  nhiều  gốc  OH  thì  màu  sắc  c     màu



                 78
   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83