Page 77 - Công Nghệ Sản Xuật Thức Ăn Tổng Hợp
P. 77
3.3.4. Sắc tố trong bột lá thực vật
Mục tiêu chính của việc phối hợp bột lá thực vật vào thức ăn hỗn
hợp của vật nuôi không phải là cung cấp năng lượng và các chất dinh
dưỡng (protein, lipit, DXKN...) cho vật nuôi mà là cung cấp các sắc tố
và vitamin cho vật nuôi. Chỉ có trong bột lá thực vật mới giàu các chất
này. Hàm lượng caroten và xanthophỉll trong bột lá thực vật phụ
thuộc rất nhiều yếu tố như giống, giai đoạn sinh trưởng, phương pháp
phơi, sấy... Hàm lượng caroten và xanthophỉll của một số loại bột lá
thực vật được trình bày tại bảng 3.15.
Bảng 3.15. Hàm lượng caroten và xanthophill (mg/kg VCK)
TT Tên bột lá thực vật Caroten Xanthophill
1 Bột lá sắn (1) 308 - 390 -
2 Bột cỏ Stylo CIAT 184 (2) 228 - 259 -
3 Bột lá keo giậu (3) 227 - 248 865
4 Bột cỏ Medicago (2) 200 - 300 400 - 500
5 Bột hoa cúc (4) - 600- 1.000
6 Bột tảo Chlorella (4) - 4.000
7 Bột cỏ Alfalfa (2) - 440
Nguồn: (1) Trần Thị Hoan (2012), Hồ Thị Bích Ngọc (2012), (3) Từ Quang Hiển
(2008), (4) Từ Quang Hiển (2002)
Sắc tố trong thực vật được chia thành các nhóm sau: Chlorophyll,
carotenoid (caroten và xanthophyll), ílavonoid (chalcon, anthocyanin,
flavon, flavonol) và betalain (betaxanthin, betacyanin). Người ta đã
phát hiện được khoảng 750 loại carotenoid, 7.000 ílavonoid và hơn
500 anthocyanin (Davies, 2004). sắc tố tồn tại ở các bộ phận khác
nhau của thực vật, flavonoid và carotenoid tồn tại ở hầu hết các mô
thực vật như lá, củ, hoa, quả và hạt nhưng anthocyanin hay
chlorophyll chỉ tồn tại ở một số bộ phận nhất định.
Chlorophyll ở thực vật có hai loại đó là chlorophyll a màu xanh
nhạt và chlorophyll b màu vàng xanh, số lượng loại này phụ thuộc
vào loài thực vật, điều kiện ánh sáng và điều kiện dinh dưỡng khoáng
magie. Hàm lượng chlorophyll a thường gấp từ 2 - 4 lần so với
chlorophyll b (Dzugan, 2006).
77