Page 220 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 220
- Tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm cùa hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
phát sinh trên cơ sờ pháp luật lao động; tạo điều kiện cho người lao động thông quạ sức mạnh tạp
thể để thương lượng nhằm đạt được những lợi ích cao hqỉfi so với quy định của pháp luật.
- Là cơ sờ pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bên quạn
hệ lao động. Trên cơ sở đó, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, cùng nhau hợp tác
vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. ^
3. Các nguyên tắc thương lượng, ký kết Thỏa ước tập thể
- Nguyên tắc tự nguyện
Xuất phát từ quyền lợi của phía mình mà tự nguyện tham gia với tinh thần thiện chí, không có
sự ép buộc nào oiữa hai bên hoặc sức ép từ phía người thứ ba. Hệ quả của việc thực hiện
nguyên tắc này, v l mặt pháp lý, là thỏa ước tập thể sẽ vô hiệu riếu một bên hoặc cả hai bên bị ép
buộc ký kết; và bên nào từ chối thương lượng khi bên kia yêu câu có thê bị xử phạt theo quy định
của pháp luật.
- Nguyên tắc bình đẳng
Không được lấy thế mạnh về địa vị kinh tế, hoặc lấy thế mạnh về lực lượng để gây áp lực, áp
đặt yêu sách cho phía bên kia, mặc dù các bên có quyền thương lượng trên cơ sở những ưu thế
của mình, về số tượng đại diện tham gia thương lượng do hai bên thỏa thuận.
- Nguyên tắc công khai
Mọi nội dung thương lượng và cam kết thực hiện về chỉ tiêu, định mức lao động, tiền lương,
tiền thường và các điều kiện lao động đều liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của tập thể
lao động. Vì vậy, tập thể lao động phải được biết, tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện và chỉ khi
có trên 50% người lao động trong doanh nghiệp đồng ý tán thanh thì đại diện tập thể mới được
xúc tiến việc ký kết Thỏa ước tập thể.
Nhà nước khuyến khích việc thương lượng, ký kết các Thỏa ước tập thể có lợi hơn cho
người lao động.
4. Nội dung của Thỏa ước tập thể
- Việc làm và đảm bảo việc làm
Nội dung này đòi hỏi các bên phải thương lượng cụ thể, rõ ràng về các hình thức và thời hạn
sẽ tiến hành giao kết hợp đồng lao động cho từng loại công việc, từng chức danh và bậc thợ trong
từng doanh nghiệp. Các nguyên tắc và chế độ cụ thể khi tuyển dụng, thay đổi nơi làm việc, nâng
cao tay nghề, đào tạo, giao kết lại hợp đồng lao động. Nhữrig biện pháp bảo đảm việc làm, chế độ
cho công nhân khi doanh nghiệp thu hẹp phạm vi sản xuất. Quyến hạn và trách nhiệm cùa đại
diện tập thể lao động trong việc giám sát thực hiện và giải quyết tranh chấp về HĐLĐ.
- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
Các bên khi thương lượng cần quy định cụ thể thời giờ làm việc tối đa cho từng bộ phận,
chức danh công việc; nguyên huy động và thời gian cho phép làm thêm giờ, đơn giá tiền lương
làm thêm giờ. Tiền lương trả cho người lao động khi làm thêm giờ, chế độ đối với người lao động
khi nạhỉ phép năm, tiền lương trả cho họ vì công việc mà không nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ
hết so ngày được nghỉ...
- Tiền lương, tiền thường và phụ cấp lương
Hai bên cần thỏa thuận mức tiền lương, phụ cấp lương cụ thể cho từng công việc phù hợp
với khả năng, hiệu quả của doanh nghiệp, đặc biệt là phải thỏa thuận mức lương tối thiểu, mức
lương trung bình doanh nghiệp trả cho người lao động, phương thức điều chỉnh tiền lương khi giá
cả thị trường biến động, nguyên tắc nâng bậc lương, thời gian trả lương, nguyên tắc chi thưởng,
mức thưởng...
- Định mức lao động
Việc xác lập định mức lao động tương ứng với xác định đơn giá tiền lương phải phù hợp với
từng loại công việc, từng loại nghề trên cơ sở điều kiện thực tế về tính chất, mức độ phức tạp hay
nặng nhọc của công việc và khả năng thực hiện định mức, nguyên tắc thay đổi định mức...
- An toàn lao động, vệ sinh lao động
Nội dung này đòi hỏi phải có sự thỏa thuận cụ thể về nội quy an toàn, vệ sinh lao động và các
209