Page 144 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 144
3. Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng
Tính tự nguyện của quần chúng trong hoạt động Công đoàn là người đoàn viên tự nguyện ra
nhập tổ chức Công đoàn, tự nguyện tham gia, thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở nhận thức
được trách nhiệm và lợi ích của công việc mà chính mình có bổn phận hoàn thành. Đảm bảo tính tự
nguyệi' của quần chúng trong hoạt động Công đoàn có nghĩa là không gò ép, áp đặt mà để đoàn viên
tự giác tham gia hoạt động. Trước khi tiến hành một việc dù nhỏ, dù lớn cũng cần có sự giải thích,
tuyên truyền thuyết phục để đoàn viên hiểu ý nghĩa, nhận thức trách nhiệm, tự nguyện hành động.
Muốn vậy, những hoạt động của Công đoàn phải có nội dung sát thực với những vấn đề mà quần
chúng quan tâm, hình thức thể hiện hầp dẫn lôi cuốn quần chúng tham gia. Tuy nhiên cũng không
chiều theo ý muốn quần chúng, khi những vấn đề chưa phù hợp với nguyện vọng đông đảo của
CNVC-LĐ.
4. Tập trung dân chủ
Trong hoạt động Công đoàn, tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của CĐVN
đảm bảo sự thống nhất giữa ý chí và hành động chống sự “tập trung quan liêu” và “dân chủ vô tổ
chức”. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tẳc tập trung dân chủ thể hiện qua các
nội dung cơ bản sau:
- Cơ quan lãnh đạo của các cấp Công đoàn đều do bầu cử lập ra.
- Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Công đoàn thuộc về Đại hội Công đoàn cấp đó.
- Giữa 2 kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo cao nhất là Ban Chấp hành do Đại hội cấp đó bầu ra. (Trong
trường hợp đặc biệt Công đoàn cấp trên có thể chỉ định Ban Chấp hành cấp dưới nhưng không quá
12 tháng)
- Ban Chấp hành Công đoàn các cấp thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,
tiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
II. PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN
Phương pháp là cách thức, là con đường, phương tiện để đạt tới mục đích. Phương pháp hoạt
động Công đoàn Ịà cách thức làm việc của cán bộ công đoàn và đoàn viên trên cơ sở mục đích, nội
dung và nguyên tắc đã xác định.
1. Phuxmg pháp thuyết phục
Đó là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, bằng lý lẽ và việc làm mẫu mực
để người được thuyết phục hieu được mục đích của vấn đề tin theo và tàm theo. Có nhiều dạng thuyết
phục: thuyết phục bằng tình cảm, bằng lý trí, bằng khuyến khích lợi ích hoặc đề cao nghĩa cử để thực
hiệp trách nhiệm, nghĩa vụ mà tham gia hoạt động.
Thuyết phục là một nghệ thuật do đó đòi hỏi cán bộ công đoàn phải xâm nhập thực tiễn, sâu sát
tình hình, hiểu biết tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh, trình độ đoàn viên và lao động. Người thuyết phục
phải có uy tín, có trình độ hiểu biết nhất định. Điều đó biểu hiện bằng hành vi, lối sống chuẩn mực, tri
thức, lý luận, tâm lý, khả năng truyền cảm... Các bước thuyết phục thường từ thăm hỏi, động viên,
chia sẻ, giúp đỡ... sau là bày tỏ nội dung.
Đổi tượng thuyết phục không chỉ là quá trình tác động từ cán bộ công đoàn đến đoàn viên và
người lao động mà còn được vận dụng từ quần chúng đến quần chúng. Đó là thông qua việc nêu
gương điển hình và hình thành dư luận xã hội. Đồng thời đối tượng thuyết phục còn cả là người quản
lý, sử dụng lao động.
Để sử dụng phương pháp thuyết phục có hiệu quả trong hoạt động công đoàn, cần tránh tình
trạng “nói hay làm dờ”, truy chụp”, “đao to búa lớn”, quan liêu mệnh lệnh, gò ép quần chúng...
2. Tồ chức cho quần chúng hoạt động
Tổ chức cho quần chúng hoạt động là công đoàn tổ chức các phong trào thu hút đoàn viên và lao
động tham gia hoạt động một cách sâu rộng theo các chuyên đề như: Tổ chức các phong trào lao
động giỏi, lao động sáng tạo, thi đua lao động sản xuất đạt năng suất cao, chất lượng tốt...tổ chức
tham gia xây dựng Thỏa ước lao động tập the, quy chế dân chủ của đơn vị, tổ chức đối thoại giữa
CNVC-LĐ với người quản lý sử dụng lao động, tổ chức các phong trào văn hóa quần chúng...
Tổ chức cho quần chúng hoạt động nhằm: thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn; nâng
cao uy tín và sức mạnh của tổ chức Công đoàn; tạo mối quan hệ mật thiết giữa Công đoàn và quần
146