Page 143 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 143

4. Công đoàn cơ sờ,  nghiệp đoàn, công đoàn cơ sờ thành viên có các đơn vị công tác,  sản xuất
     khác nhau  nếu thấy cần thiet thì  thành  lập công  đoàn  bộ  phận,  nghiệp đoàn  bộ  phận, tổ  công  đoàn.
     Công  đoàn  bộ phận,  nghiệp đoàn  bộ phận do công đoàn  cơ sở nghiệp đoàn  hoặc công  đoàn cơ sở
     thành viên chỉ đạo hoạt động và phân công nhiệm vụ. Tổ công đoàn do công đoàn cơ sở,  hoặc công
     đoàn cơ sở thành viên, hoặc công đoàn bộ phận thành lập và chỉ đạo hoạt động.
         5. CĐCS trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan của tổ chức chính trị,
     chính trị-xã hội và xã hội nghề nghiệp (gọi chung là CĐCS khu vực nhà nước);
         - CĐCS các cơ quan hành chính Nhà nước.
         - CĐCS cơ quan xã, phường, thị trấn.
         -  CĐCS các cơ quan  tổ  chức chính trị,  chính  trị-xã  hội  và  xã  hội  nghề  nghiệp  hưởng  lương từ
     ngânsách Nhà nước và ngân sách tổ chức Công đoàn.
          - CĐCS các đơn vị sự nghiệp công gồm: Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y
     tế, khoa học và công nghệ, văn  hóa, thể thao... của nhà nước và các tô chức chính trị, tô chức chính
     trị-xã hội.
          6. CĐCS trong doanh nghiệp nhà nước gồm:
          - CĐCS trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
          - CĐCS trong các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
          7. CĐCS trong các hợp tác xã: CĐCS trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc các ngành
     sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,thương mại, giao thông vận tải... (hợp tác xã nông
     nghiệp không thuộc đối tượng tập hợp của tổ chức công đoàn).
          8. CĐCS trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước:
          CĐCS  trong  các  công  ty trách  nhiệm  hữu  hạn,  công  ty  cổ  phần,  doanh  nghiệp  có  vốn  đầu  tư
     nước ngoài, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân ... không có vốn sở hữu nhà nước hoặc vốn sở
     hữu nhà nước chiếm từ 50% trở xuống.
          9. CĐCS trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập:
          Các CĐCS thuộc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa
     học và công nghệ, văn hóa, thể thao...


                Mục  III.  NGUYÊN TẮC,  PHƯƠNG  PHÁP  HOẠT ĐỘNG  CÔNG  ĐOÀN

     I.  NGUYÊN TÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN
          Nguyên tắc là những tập  hợp quy định, quy tắc chỉ đạo hành động.  Nguyên tắc hoạt động Công
     đoàn là những quy định cơ bản, ổn định; là chuẩn mực để hướng‘dẫn nội dung, phương pháp, hình thức
     hoạt động, thực hiện chức năng của Công đoàn và được thiết lập ngay từ ngày đầu xuất hiện tổ chức.
          1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
          Đảng CSVN là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị xã hội Việt Nam. Tất cả những thành viên
     trong  hệ thống  chính  trị  trong  đó có  Công  đoàn  đều  đặt  hoạt  động  của  mình  dưới  sự  lãnh  đạo của
     Đảng trong  hoạt động tức là đảm bảo  hoạt động của Công đoàn  luôn theo đúng  chủ trương,  đường
      lối, chính sách của Đảng vào chương trình hoạt động của mình. Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo
     của Đảng thông qua việc thông tin báo cáo tình hình và kết quả hoạt động.
          2. Liên hệ mật thiết với quần chúng
          Công đoàn  là tổ chức quần chúng  rộng  lớn  của CNVC-LĐ,  ngược lại  CNVC-LĐ  là cơ sở xã hội
     của Công đoàn. Sức mạnh của Công đoàn là mối liên hệ mật thiết với quần chúng để thu hút, tập hợp,
     thống nhất ý chí hành động.  Nếu xa rời quần chúng Công đoàn sẽ không còn “đất hoạt động”. Cán bộ
     công đoàn cần  nhận thức đầy đủ về vai trò quyết định của quần chúng tăng  cường  mối quan  hệ với
     quần chúng,  hòa mình với quần chúng,  giành được niềm tin của quần chúng,  hiểu  rõ tâm tư nguyện
     vọng  của  họ  để  hướng  hoạt động  của  Công  đoàn  đáp  ứng  được  yêu  cầu  càng  mới  càng  cao  của
      quần chúng
          Liên hệ mật thiết với quần chúng công đoàn thường được cụ thể bằng sự tiếp cận,, đi lại thăm hỏi
     trong  những  dịp sinh  nhật,  hiếu,  hỷ,  lễ,  tết;  tổ chức các  hoạt động  quần  chúng;  chia sẻ,  lắng  nghe ý
      kiến phản ánh của quần chúng.



                                                                                                  145
   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148