Page 141 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 141
Tổng Liên đoàn không quá 35 ủy viên; riêng ban chấp hành công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng
Liên đoàn không quá 31 ủy viên. Trường họp công đoàn ngành trung ương, LĐLĐ tỉnh, thành phô có
từ 100.000 đoàn viên trờ lên ban chấp hành không quá 45 ủy viên. Riêng Ban Châp hành LĐLĐ thành
phổ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không quá 51 ủy viên.
Trường hợp cần phải tăng thêm số lượng ban chấp hành vượt quá quy định phải được công
đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý. số lượng ban chấp hành tăng thêm không vượt quá 10% so với quy
định trên.
2. Bỗ sung ủy viên ban chấp hành công đoàn.
Trường hợp bỗsung khi khuyết ủy viên ban chấp hành, h''^ặc cần bầu bổ sung ủy viên ban chấp
hành vượt quá số lượng đã được đại hội thông qua, thì ban chc p hành công đoàn cấp đó phải đề nghị
bằng văn bản lên công đoàn cấp trên trực tiếp và phải được sự đồng ý băng văn bản của công đoàn
cấp trên trực tiếp.
Trình tự bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành:
- Công bố văn bản của công đoàn cấp trên đồng ý cho bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành.
- Tiến hành bầu cử theo nguyên tắc, thể lệ bầu cử.
ủy viên ban chấp hành khi thôi tham gia ban chấp hành thì không tham gia bầu cử bổ sung bạn
chấp hành và các chưc danh trong ban chap hành, ủy viện ban chấp hành bầu bổ sung được quyền
ứng cử, đề cử và biểu quyết ngay sau khi trúng cử ban chấp hành.
18. Bầu Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ).
1. Sau khi công bố kết quả bầu cử ban chấp hành mới, đoàn chủ tịch đại hội chỉ định một đồng
chí trong ban chấp hành làm triệu tập viên để triệu tập hội nghị thứ nhất của ban chấp hành. Triệu tập
viên có nhiệm vụ điều hành hội nghị ban chấp hành để bầu đoàn chủ tịch hội nghị hoặc chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị lầnthứ nhất ban chấp hành có nhiệm vụ bầu Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ), bầu chủ
tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Hội nghị lầnthứ nhất của ban chấp
hành cần được tiến hành trong thời gian đại hội. Trường hợp chậm lại cũng không quá 15 ngày kể từ
ngày bế mạc đại hội. Trong thời gian chưa tổ chức được hội nghị lần thứ nhất để bầu các chức danh
trong ban chấp hành thì đồng chí triệu tập viên do đại hội chỉ định trực tiếp điều hành công việc của
ban chấp hành khóa mới.
2. Bầu chủ trì hội nghị ban chấp hành.
- Hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất cử người chủ trì (nếu ban chấp hành có dưới 15 người),
cử đoàn chủ tịch hội nghị (nếu ban chấp hành có từ 15 người trở lên) và thư ký hội nghị bằng biểu
quyết giơ tay. Trường hợp đại hội CĐCS bầu trực tiếp chủ tịch, thì chủ tịch sẽ là người triệu tập và chủ
trì hội nghị.
Người chủ trì, hoặc đoàn chủ tịch báo cáo để hội nghị thông qua chương trình làm việc và điều
hành hội nghị. Hội nghị ban chấp hành thảo luận và quyết định số lượng, cơ cấu củạ Đoàn Chủ tịch
(ban thường vụ) và ủy ban kiểm tra. Việc bầu cử phải tiến hành theo đúng nguyên tắc và thể lệ như
bầu cử ban chấp hành.
3. Trình tự bầu.
- Bầu Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ) trong số ủy viên ban chấp hành.
- Đối với đại hội CĐCS đã bầu trực tiếp chủ tịch, thì chủ tịch được tính trong tổng số ủy viênban
thường vụ và không phải bầu lại.
- Bầu chủ tịch trong số ủy viên Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ).
- Bầu phó chủ tịch trong số ủy viên Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ).
- Bầu ủy ban kiểm tra.
- Bầu chủnhiệm ủy ban kiểm tra trong số các ủy viên kiểm tra.
- Bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (do ủy ban kiểm tra bầu) trong số các ủy viên ủy ban kiểm tra.
4. Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ), chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm
tra có trách nhiệm điều hành công việc ngay sau khi được bầu; chủ tịch công đoàn, chủ nhiệm ủy ban
kiểm tra được ký các văn bản theo chức danh sau khi đượcbầu và nhận bàn giao từ Đoàn Chủ tịch
(ban thường vụ), ủy ban kiểm tra khóa trước trong thời hạn 15 ngày.
143