Page 137 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 137

- Đại hội công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: Không quá 250 đại biểu.
      - Số lượng đại  biểu Đại  hội Công đoàn toàn quốc do Ban  Chấp hành Tổng  Liên đoàn  Lao động
  Việt Nam quyết định.
      Trường hợp đặc biệt, nếu cần phải tăng thêm số lượng đại biểu chính thức phải được công đoàn
  cấp trên trực tiếp đồng ý. số đại biểu tăng thêm không vượt quá 10% so với quy định trên.
      b. Đại  biểu đi dự đại  hội công đoàn,  hoặc hội  nghị đại biểu công đoàn  cấp trên được bầu từ đại
  biểu chính thức của đại hội, hoặc hội nghị cấp dưới.
      -  Trường  hợp  đã  bầu  xong  đại  biểu,  nhưng  có  quyết  định  chia,  tách  công  đoàn  thành  một  số
  côngđoàn mới, thì công đoàn cấp triệu tập đại hội có thể quyết định cho bầu bỗ sungmột số đại biểu ở
  các công đoàn mới chia, tách cho phù hợp với quy định.
      - Trường  hợp đã  bầu  xong  đại  biểu,  nhưng  do yêu  cầu  chia,  tách,  công  đoàn  đó được về trực
  thuộc công đoàn cấp trên  mới,  nếu công đoàn cấp trên  mới chưa tiến  hành đại hội thì công đoàn cấp
  triệu tập đại hội có trách nhiệm triệu tập số đại biểu của công đoàn mới chuyển về và tính vào tổng số
  đại biểu được triệu tập của đại hội.
      - Trường hợp đã bầu xong đại biểu, nhưng có quyết định giải thể công đoàn thì các đại biểu được
  bầu không còn là đại biểu chính thức đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
      6. Triệu tập đại biểu đại hội, hội nghị.
      Ban chấp hành cấp triệu tập đại  hội,  hội nghị chỉ triệu tập các đại biểu chính thức dự đại  hội,  hội
  nghị khi:
      - Đại biểu chỉ định và đại biểu bầu do đại hội,  hội nghị công đoàn cấp dưới bầu lên đúng nguyên
  tắc, thể lệ bầu cử và quy định của ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập.
      - Đại biểu  là ủy viên  ban chấp hành đương  nhiệm của ban chấp hành cấp triệu tập đại  hội trong
  nhiệm kỳ có tham dự từ 50% số kỳ họp trở lên.
      7. Quy trình tổ chức đại hội.
      Đại hội công đoàncác cấp được tiến hành trình tự theo các nội dung chủ yếu sau;
      - Chào cờ.
      - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
      - Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu.
      - Diễn văn khai mạc,
      - Thông qua chương trình, quy chế làm việc của đại hội.
      - Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ tới.
      - Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.
      - Thảo luận báo cáo, phương hướng.
      - Phát biểu của công đoàn cấp trên, đại diện cấp ủy đảng, chính quyền, chuyên môn.
      - Tổ chức bầu cử (thực hiện các công việc theo quy trình bầu cử).
      - Thông qua nghị quyết đại hội.
      - Bế mạc (chào cờ).
      8. Nguyên tắc, thủ tục tổ chức điều hành đại hội.
      a. Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội:
      -  Chịu  trách  nhiệm  xây  dựng  chương  trình  làm  việc của  đại  hội;  dự  kiến  về  số  lượng,  cơ cấu,
  thành phần và danh sách đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội trình đại hội
  thảo luận, thông qua bằng biểu quyết giơ tay (có thể biểu quyết thông qua một lần cả danh sách hoặc
  biểu quyết thông qua từng người). Trường hợp có ý kiến không tán thành về một hay nhiều thành viên
  trong đoànchủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu thì đại diện ban chấp hành cấp triệu tập
  đại hội báo cáo lại dự kiến cơ cấu thành  phần, danh sách để xin ý đại hội.  Nếu vẫn còn ý kiến không
  đồng ý thì ban chấp hành hoặc đoàn chủ tịch đại hội có quyền giới thiệu người khác bổ sung và đại hội
  thông qua bằng biểu quyết giơ tay.
      - Xem xét, giải quyết và cung cấp cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về kết quả giải quyết các đơn
  thư khiếu nại, tố cáo có liốn quan đến đại biểu.


                                                                                              139
   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142