Page 139 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 139
hội nghị quyết định. Người được bầu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên phải là đại biểu có mặt
dự họi nghị. Ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị mở rộng có trách nhiệm báo cáo tư cáchđại biêu
trước hội nghị (không biểu quyết tư cách đại biểu).
11. ứng cử, đề cử vào ban chấp hành công đoàn và đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công
đoàn cấp trên.
a. ứng cử:
- Đoàn viên công đoàn là đại biểu hoặc không là đại biểu dự đại hội đều có quyền ứng cử vào
ban chấp hành công đoàn các cấp.
- Đoàn viên công đoàn ứng cử không phải là đại biểu chíri! . thức của đại hội thì phải có đcỵn và
nhận xét của ban chấp hành công đoàn cơ sở nơi công tác, SC’ yếu lý lịch có xác nhận của câp có
thẩm quyền gửi cho đoàn chủ tịch đại hội.
- Đoàn viên ứngcử đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên phải là đại biểu chính thức
dự đại hội, hội nghị.
b. Đề cử.
- Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hộl có quyền đề cử người tham gia vào ban chấp
hành khóa mới, đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên (nếu có) và cung câp lý lịch trích ngang từng người.
- Các đại biểu chính thức của đại hội, hội nghị có quyền đề cử người là đại biểu đại hội, hội nghị,
hoặc không phải là đại biểu đại hội, hội nghị vào ban chấp hành.
- Trường hợp người được đề cử vào ban chấp hành không phải là đại biểu chính thức của đại hội
thì người giới thiệu có trách nhiệm cung cấp cho đại hội sơ yếu lý lịch người mình giới thiệu, có nhận
xét của công đoàn cơ sở nơi sinh hoạt và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
- Người được đềcử để bầu đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên phải là đại biểu
chính thức dự đại hội, hội nghị.
12. Công tác bầu cử.
a. Danh sách bầu cử.
Đoàn chủ tịch đạihội có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo đầy đủ danh sách đề cử, ứng cử,người
xin rút khỏi danh sách và ý kiến của đoàn chủ tịch cho rút hoặc không cho rút khỏi danh sách đề cử,
ứng cử để đại hội thảo luận. Danh sách bầu cử được đạihội thông qua bằng biểu quyết giơ tay.
b. Ban bầu cử.
Ban bầu cử gồmnnhữngđại biểu chính thức trong đại hội không có tên trong danh sách bầu cử,
do đoàn chủ tịch đại hội giới thiệu, đại hội thông qua bằng biểu quyết giơ tay. Ban bầu cử có nhiệm vụ
sau:
- Phổ biến nguyên tắc, thể lệ bầu cử, hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, phát phiếu, thu phiếu. Kiểm
tra thùng phiếu trước khi bỏ phiếu và niêm phong thùng phiếu.
- Kiểm phiếu (ban bầu cử không phải đếm số phiếu bầu trước đại hội), lập biên bản kiểm phiếu,
công bổ kết quả bầu cử, kết quả trúng cử; niêm phong phiếu bầu chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội.
Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban bầu cử được sử dụng một số kỹ thuật viên không phải là
đại biểu đại hội. Ngoài ban bầu cử, kỹ thuật viên và đại diện của công đoàn cấp trên đến giám sát việc
kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban bầu cử đang kiểm phiếu.
13. Phiếu bầu.
Danh sách bầu cử được in trong phiếu bầu. Phiếu bầu cử phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị
côngtác, được xếp theo vần ABC... cho toàn danh sách bầu hoặc xếp theo vần ABC... theo khối công
tác. Trong trường hợp bầu số lượng ít và được đại hội nhất trí thì có thể dùng phiếu bầu viết tay. Các
loại phiếu bầu phải có dấu của ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đóng ở góc trái phía trên.
a. Phiếu không hợp lệ gồm những trường hợp sau:
- Phiếu gạch hết tên trong danh sách bầu ở phiếu in sẵn, hoặc không ghi tên ai ở phiếu viết tay
(trừ trường hợp phiếu bầu chỉ có 1 người).
- Phiếu bầu thừa số lượng đã được đại hội biểu quyết.
- Phiếu bầu ghi tên người ngoài danh sách bầu cử đã được đại hội thông qua.
- Phiếu có đánh dấu riêng, hoặc dùng từ 02 mầu mực trờ lên.
141