Page 136 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 136

động trên địa bàn nhiều tỉnh.
         Trường hợp đặc biệt nếu được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý, đại hội CĐCS,  nghiệp đoàn,
     CĐCS thành  viên,  công  đoàn  bộ  phận,  nghiệp  đoàn  bộ  phận  có thể triệu  tập  sớm  hoặc  muộn  hơn,
     nhưng không quá 6 tháng.
         b.  Tổ công đoàn:
         Tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn mỗi năm một lần tổ chức hội nghị toàn thể để bầu tổ trưởng, tổ phó
     công đoàn.
         2. Cách tính nhiệm kỳ đại hội:
         - Đối với tổ chứccông đoàn khi chia tách được kế thừa nhiệm kỳ trước lúc chia tách tổ chức.
         - Đối  với tổ  chứccông  đoàn  khi  sáp  nhập,  hợp  nhất  nếu  giữ  nguyên  tên  gọi  của  tổ  chức  công
     đoànnào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ trước của tổ chức công đoàn đó,  nếu có tên gọi  mới thì  nhiệm
     kỳ lần thứ nhất được tính từ khi có tên gọi mới.
         - Đối  với  công  đoàn  cơ  sờ do  có  sự thay  đổi  về  mô  hình  tổ  chức  được  nâng  cấp  thành  công
     đoàncấp trên cơ sờ thì tính theo nhiệm kỳ lần thứ nhất của công đoàn cấp trên cơ sở (không kế thừa
     nhiệm kỳ của cấp cơ sở đối với cấp trên cơ sờ).
         3. Đại hội bất thường đối với các cấp công đoàn:
         Đại hội bất thường phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý khi có một trong các điều kiện sau:
          -  Có thay đổi cơ bản  về  nhiệm vụ  so với  nghị quyết đại  hội đề  ra và được ban  chấp  hành  biểu
     quyết tán thành.
          - Số ủy viên ban chấp hành khuyết trên 50%.
          -  Nội  bộ  mất đoàn  kết  nghiêm trọng  hoặc có 2/3  (hai  phần  ba)  số  ủy viên  ban  chấp  hành  bị  tổ
     chức công đoàn xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
          Đại biểu dự đại hội bất thường là ủy viên ban chấp hành đương nhiệm; đại biểu dự đại hội từ đầu
     nhiệm kỳ đang là đoàn viên công đoàn tại đơn vị và đủ tư cách đại biểu.
          4. Hình thức tổ chức đại hội.
          Đại hội công đoàn các cấp có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
          a. Các trường hợp sau đây tổ chức đại hội đại biểu:
          - Các công đoàn cấp trên cơ sở.
          - CĐCS,  nghiệp  đoàn,  CĐCS thành  viên,  công  đoàn  bộ  phận,  nghiệp  đoàn  bộ  phận  có từ  150
     đoàn viên trở lên. Trường hợp có dưới  150 đoàn viên nhưng hoạt động phân tán, lưu động, khó khăn
     trong việc tổ chức đại hội toàn thể thì có thể tổ chức đại hội đại biểu khi được công đoàn cấp trên trực
     tiếp đồng ý.
          b. Đại hội toàn thể là đại hội của tất cả đoàn viên (trừ đoàn viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình
     sự  hoặc đang trong thời  hạn  chấp  hành  các  hình  phạt của tòa án)  được tổ  chức tại  CĐCS,  nghiệp
     đoàn,  CĐCS thành  viên,  công  đoàn  bộ  phận,  nghiệp đoàn  bộ  phận  có dưới  150  đoàn  viên.  Trường
     hợp có từ 150 đoàn viên trở lên,  nếu đoàn viên yêu cầu đại  hội toàn thể do công đoàn  cấp trên xem
     xét quyết định.
          5. SỐ lượng đại biểu chính thức dự đại hội.
          a.  Sổ  lượng  đại  biểu  chính  thức dự đại  hội,  hoặc  hội  nghị  đại  biểu  công  đoàn  các  cấp  do  ban
     chấp  hành  công  đoàn  cấp  triệu  tập  quyết  định  căn  cứ  vào  số  lượng  đoàn  viên,  số  lượng  CĐCS,
      nghiệp đoàn và tình hình cụ thể của đơn vị, theo quy định sau:
          - Đại  hội  công  đoàn  cơ sở,  nghiệp đoàn,  công  đoàn  cơ  sở thành  viên  không  quá  150  đại  biểu;
      CĐCS có từ 5.000 đoàn viên trở lên không quá 200 đại biểu.
          - Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Không quá 200 đại biểu.
          - Đại hội công đoàn tỉnh, thành phổ, công đoàn ngành trung ương có:
          + Dưởi 80.000 đoàn viên: Không quá 250 đại biểu.
          + Từ 80.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên: Không quá 300 đại biểu.
          + Từ 100.000 đoàn viên đến 300.000 đoàn viên: Không quá 400 đại biểu.
          + Trên 300.000 đoàn viên: Không quá 500 đại biểu.


      138
   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141