Page 132 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 132
- Tham gia với cấp ủy Đảng, các cơ quan Nhà nước tỉnh, thành phố về chủ trương phát triển kinh
tế xã hội, văn hóa giáo dục, các vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm, điều kiện làm việc của công
nhân, viên chức, lao động.
- Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội của công nhân, viên chức và lao động trên
địa bàn.
- Phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các
chính sách về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách
khác có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ người lao động tại đja phương.
- Tham gia hội đồng trọng tài lao động và an toàn lao động ờ địa phương, hướng dẫn, chỉ đạo giải
quyết tranh chấp lao động. Chỉ đạo Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn quận huyện, thị xã và
các Công đoàn trực thuộc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ và các hoạt động văn hóa, thể dục - thể
thao trong công nhân, viên chức, lao động.
- Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công đoàn ngành Trung ương
cần phải phối hợp chặt chẽ, để cùng nhau chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn các cấp thuộc
ngành trên địa bàn và lãnh thổ.
3. Công đoàn cấp trên cơ sở
- Côn^ đoàn cấp trên trực tiếp của Công đoàn cơ sở gồm Công đoàn Tổng công ty, Công đoàn
ngành nghe địa phương, Công đoàn quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công đoàn các cơ quan
Bộ; Công đoàn ngành giáo dục quận, huyện trực thuộc Liên đoàn lao động quận, huyện.
- Công đoàn ngành địa phương là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công
nhân, viên chức và lao động cùng ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành
phố.
a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cõng đoàn ngành địa phương
- Tổ chức triển khai các chủ trương công tác của Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, của Công
đoàn ngành TW và Nghị quyết của Công đoàn cấp mình.
- Tham gia với chính quyền cùng cấp về phát triển kinh tế - Xã hội của ngành địa phương, các
vấn đề có liên quan đến trách nhiệm và lợi ích ngành nghề, xây dựng độl ngũ công nhân, viên chức và
lao động trong ngành.
- Hướng dẫn, thông tin về các chế độ, chính sách, khoa học kỹ thuật, ngành, nghề. Tổ chức các
phong trào thi đua, giáo dục truyền thống, nghĩa vụ, quyền lợi của công nhân, viên chức và lao động
trong ngành. Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh) hướng dẫn,
chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ngành, nghề, bảo vệ lợi ích chính đáng của
công nhân, viên chức và lao động trong ngành.
- Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, xây
dựng Công đoàn cơ sờ, Nghiệp đoàn vững mạnh, tập huấn bồi dưỡng cán bộ Công đoàn.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Tổng công ty
- Công đoàn Tổng công ty là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công nhân,
viên chức và lao động trong các công tyT
- Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương công tác của Công đoàn cấp trên và
Nghị quyết Đại hội Công đoàn Tổng công ty.
■ Tham aia với Hội đồng quản trj, Tổng giám đốc về qui hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển
kinh tế của Tônq công ty, tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy, qui chế, chế
độ tiền lương, tiên thưởng và các qui định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cùa
đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động Tổng công ty.
- Phối hợp với chuyên môn thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sỏ’, tổ chức Đại hội công nhân, viên
chức, đại diện cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức và lao động ký thỏa ước lao động tập
thể với Tổng giám đốc phù hợp với các qui định của pháp luật, tham gia các Hội đồng của Tổng công
ty để giải quyết các vấn đề có liên quan đén công nhân, viên chức và lao động.
- Chỉ đạo các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Tổng công ty thực hiện các hình thức tham gia
quản lý, thực hiện Luật lao động, tổ chức phong trào thi đua, tuyên truyền, giáo dục theo đặc đilm
i;34