Page 128 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 128

- Nhà nước luôn tạo cho tổ chức Công đoàn về điều kiện vật chất, ban hành các văn bản pháp lý
          tạo cơ sở pháp lý cho Công đoàn hoạt động. Giữa Công đoàn và Nhà nước không có sự đối lập.
               - Công đoàn Việt Nam luôn cộng tác đắc lực với Nhà nước, góp phần xây dựng chính quyền Nhà
          nước không  ngừng  lớn  mạnh. Công đoàn là người cung cấp,  bồi dưỡng,  rèn  luyện những cán bộ ưu
          tú cho Đảng và Nhà nước.


           lỉ. VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
               Nói vai trò của tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình  phát triển của lịch sử
          và cách mạng, được phản ánh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại
          và phát triển.
               1.  Khi chưa giành được chính quyền
               Công đoàn có vai trò là trường học đấu tranh giai cấp, Công đoàn vận động, tổ chức công nhân,
           lao động  đấu tranh  chống  lại  giai  cấp tư sản,  bạo vệ quyền,  lợi  của công  nhân,  lao động.  Cuộc đấu
           tranh của Công đoàn ngày càng phát triển, từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị với mục đích
           lật đổ  giai  cấp thống trị  xóa  bỏ  chế độ  người  bóc  lột  người,  giành  chính  quyền  về tay giai  cấp  công
           nhân.
               Ngày nay, trong  điều  kiện  nền  kinh tế  hàng  hóa^ nhiều thành  phần theo định  hướng xã  hội chủ
           nghĩa, vai trò của Công đoàn Việt nam ngày càng khẳng định.
               Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) chương  I. Điều  10 đã ghi rõ: “Công
           đoàn  là tổ chức chính trị  - xã hội  của giai  cấp công  nhân và của  người  lao động.  Cùng  với  cơ quan
           Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức
           và người lao động khác, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động
           của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh té, giáo dục công nhân, viên chức và những người lao động khác
           xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
               Luật Công đoàn đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam thông qua (tại  kỳ
           họp thứ 7 khóa Vlll  ngày 30/6/1990) đã khẳng định: “Công đoàn  là tổ chức chính trị - xã hội  rộng  lớn
           của  giai  cấp  công  nhân  và  người  lao  động  Việt  Nam  tự  nguyện  lập  ra  dưới  sự  lãnh  đạo  của Đảng
           Cộng  sản  Việt  Nam,  là thành  viên  trong  hệ  thống  chính  trị  của  xã  hội  Việt  Nam,  là trường  học  chủ
           nghĩa xã hội của người lao động”.
               Vai trò của Công đoàn Việt Nam ngày nay càng được mở rộng trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
           hiện đại hóa đất nước.
               Sự mở rộng vai trò Công đoàn là phù hợp với tính tất yếu,  khách quan, tính qui luật vận động và
           phát triển của tổ chức Công đoàn, nó phù hợp với qui luật chung của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
           hội.
               Thực  tế,  trong  chặng  đường  lịch  sử  của  đất  nước  những  năm  qua,  Công  đoàn  Việt  Nam  đã
           trường thành nhanh chóng, thể hiện rõ vai trò của mình đối với xã hội, Công đoàn đã thu hút, vận động
           giáo  dục,  tổ  chức  công  nhân,  viên  chức  và  lao  động  tham  gia tích  cực  vào  công  cuộc  cách  mạng.
           Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và tư tưởng), Công đoàn đã
           tỏ rõ sự tham gia tích cực, tác động mạnh mẽ của mình thông qua hệ thống tổ chức từ trung ương đến
           địa phương,  ngành, cơ sở, thông qua lực lượng đoàn viên, Công  nhân, viên chức và lao động đã đạt
           được những thành tựu to lớn góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
               * Vai trò của Công đoàn Việt Nam thể hiện trong các lĩnh vực:
               + Trong tĩnh vực chính tiỊ
               Công  đoàn  có vai  trò to  lớn trong  việc góp  phần  xây dựng  và  nâng  cao  hiệu  quả  của  hệ thống
           chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm
           và  phát  huy quyền  làm  chủ  của  nhân  dân  lao  động,  từng  bước  hoàn  thiện  nền  dân  chủ  xã  hội  chủ
           nghĩa,  bảo đảm thực thi  pháp  luật và để  Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân,  do dân và vì  dân.
           Đê đảm bảo sự ổn định về chính trị.
               +  Trong lĩnh vực kinh tê:  Công đoàn tham gia xây dựng  hoàn thiện cơ chế quản  lý kinh tế nhằm
           xóa bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sỏ' mở rộng dân chủ. Góp phần củng
           cô  những  thành  tựu  kinh  tế văn  hóa và  khoa  học  kỹ thuật đã  đạt được trong  những  năm  thực  hiện

           130
   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133