Page 129 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 129
đường lối đổi mới cùa Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phận
kình te trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phân kinh tê khác
phát triển co lợi cho quốc kế dân sinh. Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nựớc, từng bước
đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thê giới. Đặc biệt,
trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đây mạnh hoạt động của
các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chôt, đóng vai trò chủ đạo.
+ Trong ỉỉnh vực văn hóa - tư tưởng'. Trong nền kinh tế nhiều thành phần Công đoàn phát huy vai
trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp, lây
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt
động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc yà tiếp thu những thành tựu tiên
tiến của văn minh nhân loại góp phan xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản săc dân tộc Việt
Nam.
+ Trong lĩnh vực xã hội'. Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp công nhân
vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị,
tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, có nhãn quan chính trị, thực sự là lực
lượng nòng cốt của khối liên minh công - nông - trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kêt
toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh
cùa Nhà nước.
III. CHỨC NĂNG NHIỆM vụ CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
Vai trò và chức năng của Công đoàn có mối liên hệ khăng khít với nhau. Từ tính chất, vị
trí, vai trò sẽ xác địi.h chức năng Công đoàn và khi thực hiện tốt chức năng sẽ làm cho vai trò
Công đoàn ngày càng củng cố và nâng cao.
Chức năng Công đoàn mang tính khách quan, nó tồn tại không phụ thuộc vào ý chí,
nguyện vọng của mỗi đoàn viên, nó được xác định bởi tính chất, vị trí và vai trò của tổ chức
Công đoàn. Không ai có thể tùy tiện gắn cho Công đoàn những chức năng không phù hợp với
bản chất.
Song, cũng không nên cố định một cách cứng nhắc chức năng Công đoàn. Cùng với sự
phát triển của xã hội, chức năng Công đoàn cũng phát triển, ờ mỗi một điều kiện lịch sử - xã
hội khác nhau, Công đoàn thực hiện những chức năng khác nhau và nó luôn luôn được bô
sung những nội dung mới, ý nghĩa mới. Đồng thời sự phát triển chức năng không có nghĩa là
phủ định, rũ bỏ các chức năng đã có của Công đoàn. Vì vậy, cần hiểu đúng để tránh sự trì trệ,
bảo thủ, đồng thời tránh sa vào tư tưởng nóng vội, phủ định một cách vô căn cứ những chức
năng của Công đoàn.
Các chức năng của Công đoàn gắn chặt với các mặt hoạt động của đời sống xã hội: Sản
xuất - kinh doanh, quản lý, kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa - xã hội, đời sống vật chất và
tinh thần của người lao động.
Chức năng của Công đoàn trong chủ nghĩa xã hội khác hẳn về chất so với chức năng của
Công đoàn trong chủ nghĩa tư bản, có sự khác nhau đó là do sự thay đổi vị trí, vai trò của giai
cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong xã hội quyết định.
Công đoàn Việt Nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân
và có 3 chức năng sau:
- Chức năng thứ nhất, đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ.
Một trong những chức năng của Công đoàn Việt Nam hiện nay là bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính
đáng của công nhân, viên chức và lao động.
Công đoàn Việt Nam phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân lao động vì: trình
độ và kinh nghiệm quản lý của chính quyền các cap còn non kém, bộ máy Nhà nước còn quan liêu,
hành chính dân đến một số người, một số bộ phận thờ ơ trước quyền lợi của công nhân, viên chức và
lao động, tình trạng tham ô, lãng phí, móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng, vi phạm đến lợi ích, đời sống
người lao động vẫn còn tồn tại không thể ngay một lúc xóa bỏ hết được. Vì vậy, Công đoàn phải là
người bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động chống lại tệ nạn quan liêu, chống lại các biêu
hiện tiêu cực. Đó là sự bảo vệ đặc biệt khác hẳn với sự bảo vệ trong chủ nghĩa tư bản.
131