Page 125 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 125

đang tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp,  chính đáng và tập hợp đông đảo công nhân viên
      chức,  lao động  (CNVC-LĐ)  trong  các thành  phần  kinh tế,  đi  đầu  làm  nòng  cốt trong  các  phong trào
      cách  mạng do Đảng  khởi  xướng, thực  hiện  mục tiêu:  “Dân  giàu,  nước mạnh,  xã  hội  công  băng,  dân
      chủ, văn minh”.
          1.  Tính chất của Công đoàn Việt Nam
          Tính chất là đặc trưng của sự vật nói  nên cái  này khác với cái  kia. Tinh chất của một tổ chức là
      “đặc điểm riêng” tương đối ổn định của tồ chức, phản ánh thực tế khách quan về mục tiêu, tôn chỉ của
      tồ chức khi hình thành và xuyên suốt trong quá trình phát triển, với các mối quan hệ, các nguyên tăc,
      phương pháp tổ chức hoạt động.
          Giai  cấp công  nhân vừa  là nguồn  gốc vừa  là cơ sở xã  h( I  hình thành,  tồn tại  phát triển tổ chức
      công đoàn.  Bởi công đoàn  ra đời là bảo vệ quyền,  lợi  ích hợp pháp, chính đáng của công nhân.  Hình
      thức tổ chức của công đoàn  là liên  hiệp công  nhân  lao động theo nghề nghiệp (Trade  Union) và dựa
      trên  nguyên tắc tự  nguyện...Từ  những “đặc điểm  riêng  đó” đã  xác định  Công  đoàn  Việt  Nam  có  hai
      tính chất: tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân.
          a. Biểu hiện tính chất giai cấp của giai cấp công nhân
          - Công đoàn Việt Nam là tổ chức đoàn thể của giai cấp công nhân,  ra đời tồn tại phát triển nhằm
      bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của giai cấp công nhân. - Công đoàn Việt Nam đặt dưới sự
      lặnh đạo của Đảng - đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân; thực hiện mục tiêu, quán triệt nguyên
      tắc tổ chức - tập trung dân chủ, đường lối xây dựng cán bộ của Đảng.
           b. Biểu hiện tính chất quần chúng
           - Kết nạp CNVC-LĐ vào tổ chức không phân biệt nghề nghiệp tín ngưỡng thành phần...
           - Cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào quần chúng CNVC-LĐ và được họ tín nhiệm bầu
      ra.
           - Nội dung hoạt động cùa Công đoàn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo CNVC-LĐ.
           Hai tính chất của Công đoàn có quan hệ gắn bó mật thiết phản ánh bản chất của Công đoàn Việt
      Nam. Cần quán triệt sâu sac hai tính chất này trong tư tưởng chỉ đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động,
      không coi trọng tính chất hoặc xem nhẹ tính chất kia.
           2. Vị trí của tổ chức đó trong điều kiện chính trị, xã hội.
           Công đoàn Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân
      tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy Công đoàn có một vị thế nhất định trong đời sống chính trị xã
      hội Việt Nam và trong tâm thức của giai cấp công  nhân,  nhân dân  lao động Việt  Nam  nói chung.  Cụ
      thể hơn vị trí Công đoàn Việt Nam còn được thể hiện trên cơ sờ pháp lý, quy định trong các văn bản
      pháp luật cơ bản,  hiện hành và các văn bản dưới  luật. Tại  khoản  1  Điều  1  Luật Công đoàn Việt Nam
      năm 1990 quy định: “Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam”.
           Nghiên cứu vị trí của Công đoàn Việt Nam để từ đó biết được các mối quan  hệ với các tổ chức
      chính trị, xã hội khác nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của công đoàn:
           - Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỗ dựa vững chắc và là
      sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng.
           - Với  Nhà nước,  Công đoàn  là  người cộng tác đắc lực.  bình đẳng tôn trọng  lẫn  nhau,  ngược lại
      Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công đoàn hoạt động.
           - Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,  hạt
      nhân trong khối liên minh Công, Nông, trí thức, bình đẳng, tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động
      (thông qua các Nghị quyết liên tịch...)
           3. Vai trò của Công đoàn Việt Nam
           Vai trò của một tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử
      và cách mạng, được phản ánh trên lĩnh vực kinh te, chính trị, xã hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại
      và  phát triển.  Sự tác động  của tổ chức công  đoàn  được dựa trên  cơ sở tính  chất,  vị trí của tổ chức
      thông qua các hoạt động phorig trào cách  mạng của (^uần chúng công  nhân  lao động. Để các phong
      trào  hành  động  cách  mạng  của  quần  chúng  trước  het  công  đoàn  phải  có  quá  trình  tập  hợp,  tuyên
      truyền,  hướng dân CNVC-LĐ... Đó chính là vai trò trường học của Công đoàn. Vai trò của Công đoàn
      Việt Nam trong các thời kỳ:
           Thời  kỳ chưa có chính quyền, Công đoàn có vai trò là trường học đẩu tranh giai cấp,  đấu tranh


                                                                                                   127
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130