Page 130 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 130
Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động không bằng cách
đấu tranh chống lại Nhà nước làm suy yếu Nhà nước, khônq mang tính đối kháng giai cấp, không phải
là đấu tranh giai cấp. Ngược lại Công đoàn còn vận động, to chức cho công nhân viên chức lao động
tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh.
Đồng thời Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước - Nhà nước của dân, do dân, vì
dân. Đấu tranh chống lại các thói hư tật xấu của một số người, nhóm người lạc hậu bị tha hóa, đấu
tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước, bảo vệ chính quyền Nhà nước.
Thực tế hiện nay của nước ta, trong điều kiện hàng hóa nhiều thành phần, các xí nghiệp tư nhân,
liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân, lao động làm việc trong sự quản lý của
chủ xí nghiệp (không phải xí nghiệp quốc doanh), đã xuất hiện quan hệ chủ thợ, tình trạng vi phạm
đến quyền, lợi ích công nhân lao động có xu hướng phát triển. Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích công
nhân, viên chức và lao động của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, Công đoàn chủ động tham gia cùng chính quyền tìm việc
làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, lao động; Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương,
tiền thưởng, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân, lao động; đại diện công nhân,
lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động;
tổ chức đình công theo Bộ luật lao động. Quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc
lợi tập thể; bảo hiểm xã hội; bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên
chức và lao động; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, thăm quan nghỉ mát.
Trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích cần
nhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề cơ bản như:
Lợi ích người lao động gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của tập thể, sự tồn tại của Nhà nước
chính là sự đảm bảo lợi ích cho người lao động. Lợi ích của người lao động không chỉ thuần túy ở
cơm ăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị (đại diện là Nhà nước), lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa,
tinh thần, lợi ích trước mắt, hàng ngày, lâu dài, lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước.
Nhà nước là người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao
động. Đây là vấn đê quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa nghĩa vụ và quyền
lợL Đồng thời, nó là cơ sở nhận thức về lợi ích công nhân, viên chức và lao động trong điều kiện mới,
thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam.
- Chức năng thứ hai, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám
sát hoạt động của cơ qụan Nhà nước, tổ chức kinh tế.
Trong điều kiện giai cấp công nhân giành được chính quyền người lao động trở thành người chủ,
họ có quyên và có trách nhiệm tham gia quản lý kinh tế, xã hội. Vì vậy, vấn đề tham gia quản lý đã trở
thành chức năng của Công đoàn. Tuy nhiên cần nhận thức rằng, Công đoàn tham gia quản lý chứ
không làm thay, không cản trở, không can thiệp thô bạo vào công việc quản lý của Nhà nước. Công
đoàn tham gia quản lý thực chất là để thực hiện quyền của Công đoàn, quyền của công nhân, viên
chức, lao động, và để bảo vệ đầy đủ các quyền lợi ích của người lao động.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi thực hiện
chức năng tham gia qụản lý Công đoàn Việt Nam cần quan tâm đen việc phát triển tiềm năng lao
động, phát huy sáng kiến, cụng giám đốc, thủ trưởng đơn vị tìm nguồn vốn, thị trường để mở rộng sản
xuât - kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động. Kiểm tra, giám sát hoạt động của chính
quyền, chống quan liêu tham nhũng.
Những nội dung Công đoàn Việt Nam tham gia quản lý
+ Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và lao động là biện pháp
tổng hợp để họ trực tiếp tham gia quản lý.
+ Tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động.
+ Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động
như; tiền lương, tiền thưởng, nhà ở...
+ Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân, viên chức và LĐ.
+ Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách xã hộì: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính
132