Page 134 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 134
thiện trong CNVCLĐ.
b3. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật. Đấu tranh ngăn chặn các
hiện tượng tiêu cựu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội. Phát hiện và tham gia giải quyết các tranh chấp
iao động và thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
b4. Tổ chức vận động đoàn viên và CNVCLĐ trong doanh nghiệp thi đua yêu nước, tham gia
quản lý doanh nghiệp, phát huy sáng kiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
b5. Phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
c. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các hợp tác xã sản xuất, dịch vụ công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp...
c1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm
vụ cùa tổ chức Công đoàn. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật, tham gia xây dựng
các nội quy, quy chế quản lý hợp tác xã; giám sát thực hiện chính sách đối với đoàn viên, xã viên và
người lao động. Đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
c2. Phối hợp với Ban quản trị tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức Đại hội xã viên,
đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện lao động; nâng cao trình độ nghề nghiệp cho đoàn viên, xã viên,
người lao động, hướng dẫn người lao động (không phải xã viên) giao kết hợp đồng lao động.
c3. Phối hợp với Ban quản trị chăm lo đời sống cho đoàn viên, xã viên, người lao động, tổ chức
các hoạt động xã hội, thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên khi gặp khó khăn; tổ chức nghỉ ngơi, tham quan, du
lịch cho đoàn viên, xã viên, người lao động.
c4. Phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
d. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp tư nhân; công ty trách
nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; và các doanh nghiệp, đơn
cxy sở kinh doanh, dịch vụ khác.
d1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các
nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tuyên truyền phổ biến các chế độ, chính sách, giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật của Nhà nước trong đoàn viên và người lao động, thực hiện các quyền của Công đoàn
cơ sở theo quy định của pháp luật.
d2. Hướng dẫn giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.
d3. Đại diện cho tập thể lao động xây dựng và ký Thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng
lao động, ặiám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, việc thực hiện các điều khoản đã
được ký ket trong Thỏa ước.
d4. Đại diện cho tập thể lao động tham gia hội đồng hòa giải lao động cơ sở và tham gia giải
quyết các tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
d5. Tổ chức động viên đoàn viên và lao động thi đua yêu nước để hoàn thành nhiệm vụ, tham gia
các hoạt động xã hội; giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp và cuộc sống: phối hợp với người sử dụng lao
động chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
d6. Tuyên truyền phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh.
e. Quyền hạn, nhiệm vụ của nghiệp đoàn:
e1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các
nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hóa. Phổ biến, hướng dẫn
việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống và điều kiện hành nghe của
người lao động.
e2. Đại diện cho đoàn viên nghiệp đoàn quan hệ với chính quyền địa phương và cơ quan chức
năng chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên.
e3. Đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp và đời sống. Đấu tranh ngăn chặn các tệ
nạn xã hội.
e4. Phát triển đoàn viên, xây dựng nghiệp đoàn vững mạnh.
5. Sơ đồ hộ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam
136