Page 140 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 140
- Phiếu không đóng đấu của ban chấp hành theo quy định.
b. Phiếu bầu hợp lệ:
- Phiếu bầu không nằm ờ mục trên.
- Trường hợp danh sách bầu chỉ có 1 người thì việc gạch tên (ở phiếu in sẵn) là hợp lệ.
- Phiếu bầu thiếu số lượng đã được đại hội biểu quyết.
c. Một số trườnghợp lưu ý khi kiểm phiếu:
- Trường hợp phiếu in sẵn nếu chỉ gạch họ, hoặc tên đệm (không gạch tên), hoặc gạch chức vụ
được tính là phiếu không gạch.
- Trường hợp phiếu in sẵn nếu chỉ gạch phía dưới họ, tên (không gạch chính giữa) được tính là
phiếu không gạch.
d. Quản lý phiếu bầu.
Phiếu bầu xong phải được niêm phong để lưu trữ trong 6 tháng. Chỉ Đoàn Chủ tịch (ban thường
vụ), hoặc ban chấp hành (nơi không có ban thường vụ) có quyền mở niêm phong phiếu. Sau 6 tháng,
nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử, Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ), hoặc ban chấp
hành (nơi không có ban thường vụ) quyết định cho hủy phiếu.
14. Kết quả bầu cử.
Người trúng cử phải đạt quá 1/2 (một phần hai) so với số phiếu bầu.
- Trường hợp số người có số phiếu quá 1/2 (một phần hai) nhiều hơn số lượng ủy viên ban chấp
hành đã được đại hội biểu quyết, thì người trúng cử được lấy theo thứ tự, từ ngườicó số phiếu cao,
đến người có số phiếu thấp hơn cho đến khi đủ so lượng.
- Trường hợp có nhiều người có số phiếu quá 1/2 (một phần hai) ngang nhau mà chỉ cần lấy 1
hoặc 1 số người cho đủ số lượng cần bầu, thì phải xin ý kiến đại hội quyết định bầu tiếp trong số
những người có số phiếu ngang nhau để chọn người có số phiếu cao hơn, trong trường hợp này
không cần phải đạt số phiếu bầu quá 1/2 (một phần hai) so với tổng số đại biểu tham gia bầu cử.
Trường hợp bầu lần thứ hai mà số phiếu vẫn ngang nhau thì việc có bầu nữa hay không do đại hội
quyết định.
- Trường hợp số người có số phiếu quá 1/2 (một phần hai) ít hơn số lượng cần bầu, thì đại hội
thảo luận và quyết đjnh bầu tiếp cho đủ số lượng ban chấp hành, hoặc không bầu mà lấy số lượng đă
trúng cử (ít hơn số lượng đại hội đã quyết định).
15. Bầu đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên.
Đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên được bầu như hướng dẫn bầu ban chấp hành
công đoàn. Đại hội, hội nghị có thể bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp không bầu đủ số lượng đại
biểu được phân bổ, thì không bầu đại biêu dự khuyết, số lượng đại biểu dự khuyết do đại hội, hội nghị
quyết đnh; có thể bầu riêng đại biểu dự khuyết, hoặc xin ý kiến đại hội, hội nghị lấy đại biểu dự khuyết
là người có số phiếu quá 1/2 (một phần hai) liền kề với người có số phiếu thấp nhất đã trúng cử đại
biểu chính thức. Nếu chưa đủ số lượng đại biểu dự khuyết theo quyết định của đại hội, hội nghị thì
việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đạihội, hội nghị quyết định.
16. Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức đại hội do Đoàn Chủ tịch (ban
thường vụ) cấp triệu tập đại hội, hội nghị quyết định theo đề nghị của ban thường vụ công đoàn cấp có
đại biểu dự khuyết được bầu. Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức phải được thể
hiện trong nội dung báo cáo của ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội.
17. Sổ lượng ủy viên ban chấp hành, bổ sung ủy viên ban chấp hành, thôi tham gia ban
châp hành và hội nghị thường kỳ ban chấp hành.
1. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn mỗi cấp do đại hội công đoàn cấp đó quyết định,
theo quy định sau:
- Ban chấp hành công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận: Từ 03 đến 07 ủy viên.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên: Từ 03 đến 15
uỷviên. Công đoàn cơ sờ có từ 3.000 đoàn viên trở lên không quá 17 ủy viên.
- Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sờ: Không quá 25 ủy viên.
- Ban chấp hành công đoàn ngành trung ương, ban chấp hành LĐLĐ tĩnh, thành phố trực thuộc
142