Page 110 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 110

Những đóng góp của CNLĐ  miền  Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân  1968 đã
        đưa phong trào đấu tranh lên đĩnh cao mới.  Mặc dù còn có những hạn chê, sọng CNLĐ miên Nam đã
        vượt qua sự khủng  bố  ác  liệt của  kẻ thù;  duy trì  và  phát triển  phong  trào đẩu tranh,  góp  phần  cùng
        nhân dân miền Nam đánh thắng chiến lược “ chiến tranh cục bộ” của đé quốc Mĩ. Khi đế quốc Mĩ buộc
        phải đàm  phán  với  Chính  phủ  Việt  Nam  dân  chủ  cộng  hòa  và đại  diện  Mặt trận  Dân tộc  giải  phóng
        miền Nam Việt Nam,  LHCĐ giải phóng miền  Nam Việt Nam đã tích cực kêu gọi, vận động công nhân
        và lao động trên thế giới phong trào, ủng hộ “giải pháp  10 điểm” của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
        Nam Việt  Nam,  chống  lại thái  độ  ngoan cố của đoàn  đại  biểu  Mĩ tại  hội  nghị  Pa  Ri.  Sau thất bại  của
        chiến  lược “Việt  Nam  hóa chiến  tranh”,  dưới  sự chỉ đạo của  Công  đoàn  giải  phóng,  phong  trào  đấu
        tranh của công  nhân và  lao động  miền  Nam diễn  ra sôi  nổi  rầm  rộ đòi  Mỹ  phải tôn trọng  và thi  hành
        hiệp định  Pari,  kết hợp với đấu tranh đòi cải thiện đời sống, chống sa thải,  đòi tự do dân chủ. Từ các
        cuộc đấu tranh này, nhiều tổ chức của công nhân được thành lập như “ủy ban duy trì quyền sống”, “ủy
        ban  bảo vệ  quyền  lợi  lao động”,  “Mặt trận  chống  sa thải  công  nhân”...  Đây  là một hìnl'1 thức tập hợp
        rộng rãi công nhân, lao động đoàn kết đấu tranh đe bảo vệ quyền lợi. Phong trào công nhân ở các đô thị
        đã có thêm nhiều đội tự vệ xung kích, tự vệ thành, đội thông tin, chuẩn bị sẵn sàng tham gia phối hợp
        đấu tranh vũ trang trong thành phố.
            Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta mùa xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn
        miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong thắng lợi đó có sự hỗ trự và phối hợp nhịp nhàng của lực lượng
        công nhân ở các đô thị miền Nam.  Liên hiệp công đoàn giải phóng đã hướng dẫn cho công nhân chủ
        động nổi dậy bảo vệ nhà máy, xí nghiệp tiếp quản các cơ sở kho tàng,  bảo vệ và tiếp tục duy trì  hoạt
        động của các nhà máy điện, máy nước, các phương tiện giao thông và thông tin liên hc, góp phần ổn
        đnh đời sống nhân dân ngay sau ngày giải phóng.
            Đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân, công đoàn trong cả nước, Đại hội lần thứ IV Công
        đoàn Việt Nam đã khai  mạc tại  Hà Nội vào ngày 8-5-1978. Tham  dự đại  hội có 926 đại  biểu, thay
        mặt cho trên  3 triệu  đoàn  viên công đoàn,  công  nhân,  viên chức trong  cả  nước. Đại  hội  đã xác định
        những  nhiệm  vụ  của  giai  cấp  công  nhân  và  phong  trào  công  đoàn  là:  vận  động  tập  hợp,  đoàn  kết
        CNLĐ, phát huy truyền thống cách mạng, hăng hái thi đua lao động sản xuất thực hiện thành công kế
        hoạch 5 năm lần thứ hai. Đại hội bầu đồng chí Nguyễn Văn  Linh,  ủy viên  Bộ chính trị  Ban chấp hành
        TW Đảng làm Chủ tịch  Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận làm
        Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký.
            Sau Đại hội,  Phong trào thi đua lao động xã hội chủ nghĩa với 5 nội dung cụ thể trong công nhân,
        viên chức đã tạo được bước chuyển biến tích cực,  nhiều điển hình tiên tiến và nhân tố mới trong sản
        xuất đã hình thành.  Kết quả của phonạ trào thi  đua đã góp  phần to  lớn  vào công  cuộc xây dựng  và
        bảo vệ Tổ quốc, tạo dựng cơ sở vật Chat- kỹ thuật ban đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộiT
            Trong 5 năm (1976-1980), Công đoàn các cấp,  nhất là công đoàn cơ sở, đã thường xuyên quan
        tâm  và có  nhiều  cố  gắng  chăm  lo đời  sống  công  nhân,  viên  chức  nhưng  do tình  hình  khủng  hoảng
        kinh tế xã hội kéo dài, giá cả tăng nhanh, giá trị lương thực tế giảm nên đời sống công nhân, vien chức
        gặp nhiều khó khăn, một bộ phận người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, nông - lâm trường mất
        việc  làm.  Trorig  tình  hình  đo,  công  đoàn  vừa  đaỵ  mạnh  công  tác tuyên  truyền  giẩó  dục,  ổn  định  tư
        tưởng trong công nhân, viên chức, tăng cường kiếm tra giám sát nhằrn đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp
        thời các chế độ, chính sách  Nhà nước đã ban  hành;  kiên quyết đấu tranh với các biểu  hiện tiêu cực,
        quan liêu, cửa quyền, tham ô, bớt xén tiêu chuẩn của người lao động: phát động phong trào làm chủ xí
        nghiệp, khai thác mọi tiềm năng thúc đẩy sản xuất phát triển.
            Công đoàn Việt Nam đã đẩy mạnh quan  hệ với công đoàn các nước, tranh thủ được sự ủng hộ
        giúp đỡ về vật chất và tinh thần của lao động và công đoàn quốc tế đối sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
        Tổ quốc, góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa công nhân thế giới với công nhân Việt Nam.
            Với những đóng góp to lớn của Công đoàn Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
        nước,  ngày  18-12-1980,  Quốc  hội  khóa  VI  đã thông  qua  Hiến  pháp của  nước  Cộng  hòa xã  hội  chủ
        nghĩa Việt Nam trong đó khẳng định ‘Tổng Công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng  rộng  lớn nhất
        của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản
        lý nha nước”
            Tóm lại, sau ngày đất nước thống nhất, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam phát
        triển nhanh,  mạnh.  Cùng với  nhân dân  lao động cả  nước giai cấp công  nhân đã đoàn  kết, đẩy mạnh

        112
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115