Page 112 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 112
có hơn 18.000 tổ được công nhận (trong số 46.252 tổ đăng ký). Năm 1985, đã có 48.831 tổ đăng ký , I
phấn đấu trở thành tổ lao động XHCN, tăng 16.204 tỗ so với năm 1984. Đáng chú ý có 426 tổ được
công nhận tổ lao động XHCN 10 năm liền trở lên, có 10 tổ đạt danh hiệu liên tục 23 năm liền như tô đá
nhỏ ca A Nhà máy Xi măng Hải Phòng, tổ bán hàng công nghệ phẩm Hồng Bàng Hải Phòng, tổ may 3
Xí nghiệp May 10...
Phong trào đảm bảo an toàn vệ sinh lao động từng bước trờ thành nền nếp ở nhiều ngành, địa
phương. Đến năm 1984, đã có 29/40 tỉnh, thành phố, đặc khu và 15/20 ngành Trung ương với gân
3000 cơ sờ sản xuất kinh doanh có phong trào kiểm tra chấm điểm theo Thông tư 08/TT-LB, có 1.112
cơ sở xây dựnặ đạt tiêu chuẩn an toàn vẹ sinh lao động. Các cơ sở này đã xây dựng được mạng lưới
an toàn viên gom hơn 10 vạn người hoạt động ở các tổ, phân xưởng và nhà máy. Viện Nghiên cứu
Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Công đoàn đã hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu, trong
đó có đề tài trong chương trình 58.01 (cấp Nhà nước) được đánh giá tốt, góp phần vào việc phòng
ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho CNVC.
Phong trào thi đua quốc tế XHCN diễn ra khá sôi nổi trong 11 rigành có chuyên gia các nước
XHCN làm việc tại 76 cơ sở, nhất là các công trình xây dựng trọng điểm, các cơ sở có nhiều chuyên
gia Liên Xô như Thủy điện Hòa Bình, Trị An, Nhiệt điện Phả Lại, cầu Thăng Long, Supe phốt phát
Lâm Thao, hoạt động thăm dò địa chất, các trường dạy nghề, các xí nghiệp làm hàng xuất khẩu, thủy
thủ trên các tàu Liên Xô và công nhân trên các cảng Hải Phòng, Đà Nằng, Sài Gòn.
Hình thức tổ chức liên kết thi đua giữa các ngành đã tạo nên sự phối hợp đồng bộ đáp ứng yêu
cầu của sản xuất nông nghiệp như liên kết giữa ngành Giao thông vận tải với Hóa chất và Vật tư nông
nghiệp; giữa Điện với Nông nghiệp và Thủy lợi.
Năm 1984, Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 -
28/7/1984), Nhà nước đã tặng Tổng Công đoàn Việt Nam Huân chương Sao Vàng - Huân chương
cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam.
VI. Phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam trong công cuộc đổi m ới.
1. Thời kỳ 1986-1995
Đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế nhằm phát huy những năng lực
và giải phóng tiềm năng sẵn có do Đại hội lần thứ VI của Đảng đề xướng đã làm chuyển biến nhận
thức và hành động trong toàn xã hội nói chung và trong hoạt động công đoàn nói riêng.
Đại hội lân thứ VI Công đoàn Việt Nam họp từ nẹày 17 đên ngày 20/10/1988 tại Hà Nội. Dự
đại hội có 834 đại biểu của 58 đoàn cùng với 225 đại bieu khách mời, 59 đại biểu của 32 đoàn khác
___. Ắ ^ x Ẩ . - ' _ _ 1 ' • _ í _ I . r - ' ^ ^ L ì í . T I - s Ĩ1I I ' L X ^
quốc tế. Đại hội đã xác định “Việc làm, đời sống, dân chủ và công băng xã hội” là mục tiêu hoạt động
cùa công đoàn các cấp.
Ị . ị
Đại hội quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đổi
tên Liên hiệp công đoàn tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, thị xã là Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố,
đặc khu, huyện, thị xã. Bỏ chức danh Tổng thư kv, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là
người đứng đầu Ban Chấp hành và Ban Thư ký Tống Liên đoàn Lao động Việt Nam; thay chức danh
Thư ký công đoàn các cấp bằng chức danh Chủ tịch công đoàn. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn
Tư - ủy viên dự khuyết Ban chấp hành TW Đảng làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao đọng Việt Nam. Đại
hội VI Công đoàn Việt Nam được ghi nhận là Đại hội đổi mới của phong trào công nhân và tổ chức
Công đoàn Việt Nam.
Ngày 30/6/1990, kỳ họp thứ VII Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật Công đoàn, Luật này thay
thế Luật Công đoàn đã công bố ngày 5/11/1957. Luật Công đoàn năm 1990 là cơ sở pháp lý đề phát
huy vai trò của công đoàn trong thời kỳ mới, bảo đảm quyền dân chủ và lợi ích của người lao động
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn đã được
xác đnh rõ hơn trong hệ thống chính trị của nước Việt Nam.
Tháng 6/1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tiếp tục khẳng đnh và phát triển
đường lối đổi mới, xác (Snh mục tiêu tổng quát cho 5 năm 1991-1995 là: vượt qua khó khăn thử thách,
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội
đưa Việt Nam cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
Trong tình hình mới, Công đoàn đã chú trọng đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động
114