Page 109 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 109

Từ  năm  1969  đến  năm  1971,  CNVC  đã có  nhiều  đóng  góp to  lớn  vào công  cuộc  khôi  phục  và
    phát triển  kinh tế,  ổn  định  sản  xuất.  CNVC  ngành  giao thông  vận tải  đã tu  sửa,  mở  mới  233.000km
    đường,  cầu  phà,  bến  cảng,  bến  sông  vận  chuyển  trên  111.000  tấn  hàng  hóa  và  vũ  khí  vào  chiên
    trường. Tổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tăng trên  10.000 cán bộ, chiên sĩ phục vụ
    các tuyến đường giao thông. Các ngành Nông nghiệp, Thương nghiệp, Bưu điện, Y tê, Giáo dục... đều
    đạt được những thành tích quan trọng trong phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước.
         Tổng Công đoàn Việt Nam chủ động và kịp thời đề ra mục tiêu,  nội dụng và biện pháp thực hiện
    nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất, chăm lo giải quyết những vấiỊ đề cấp thiết về đời sống, sẵn
    sàng  chiến đấu.  Tháng  4  năm  1972,  đế quốc  Mỹ  lại  đánh  phá  miền  Bãc với  quy mô ác  liệt  hơn, tàn
    bạo hơn. Còng đoàn vận động công  nhân,  bảo đảm giờ công,  r gày công giữ vững và đẩy mạnh sản
    xuất, bám chỉ tiêu, định mức lao động, giữ vững nội quy kỷ luật lao động và tham gia quản lý sản xuât.
    Tổng  Công  đoàn,  các  Liên  hiệp  Công  đoàn  và  Công  đoàn  ngành  phân  công  cán  bộ  về cơ  sở,  giúp
    công đoàn cơ sở chuyển  hướng  hoạt động và xây dựng tổ chức.  Hàng vạn CNVC đã tình nguyện  ra
    mặt trận.  Các binh  đoàn thợ  mỏ,  binh  đọàn  công  nhân  gang thép đã  ra đời trong  những  năm  chiên
    tranh chống Mĩ và đã lập được nhiều chiến công oanh liệt.  Nhiều công đoàn cơ sở đã tổ chức phong
    trào “ Tiếng  hát át tiếng  bom” với  những  buổi  bieu diễn văn  nghệ quần chúng được tô chức với  hình
    thức đa dạng, phong phú.
         Từ ngày 11  đến 14-2-1974, Đại hội lần thứ III Công đoàn Việt Nam đã họp tại Hà Nội. Đại hội
     xác định phương hướng,  nhiệm vụ của công tác công đoàn và phong trào công nhân trong giại đoạn
     mới. Đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Công đoàn Việt Nam. Đông chí
     Hoàng  Quốc  Việt  được  bầu  lại  làm  Chủ  tịch  Tổng  Công  đoàn  Việt  Nam.  Tổng  thư  ký  là  đông  chí
     Nguyễn Đức Thuận.
         Thực hiện  Nghị  quyết đại  hội,  công  nhân  lao động  miền  Bắc đã  hăng  hái thi  đua  lao động,  sản
     xuất thực hành tiết kiệm để khôi phục kinh tế miền Bắc, chi viện đắc lực cho miền Nam, phong trào thi
     đua lao động,  sản  xuất, thực  hành tiết kiệm đã thu  hút 70% CNVC và 75% số tổ,  đội  sản  xuất tham
     gia;  có  2.018  cơ  sờ,  trong  đó  1.580  cơ  sở  sản  xuất  kinh  doanh  đăng  ký  hoàn  thành  vượt  mức  kế
     hoạch được giao. Đến cuối 1973, đã có 919 cơ sở hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao.
         Các phong trào thi đua phục vụ  nông  nghiệp có tiến bộ.  Nhiều địa phương,  ngành  như  Hà Tây,
     Thanh  Hóa,  Vĩnh  Phúc,  Nam  Định,  Thái  Bình,  Công  nghiệp  năng  lượng,  cơ  khí,  hóa  chất...  đã  có
     nhiều chương trình thi đua phục vụ sản xuất nông  nghiệp, tăng  năng  suất cây trồng và vật nuôi. Các
     Viện nghiên cứu nông nghiệp đã cử cán bộ kỹ thuật về các hợp tác xã nông nghiệp để hướng dẫn bà
     con nông dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi...
         Những thành tựu đạt được trong  khôi  phục kinh tế,  đẩy mạnh  sản xuất và tiết kiệm  những  năm
     1973-1975 ờ miền Bắc, đã tạo hậu thuẫn cho cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân  1975, giải phóng
     miền Nam, thống nhất Tổ quốc, tạo tiền đề cho cả nước đi lên CNXH.
         ở  miền  Nam,  ngày 27 tháng 4 năm  1961,  Hội  Lao động  giải  phóng  ra đời,  đến  ngày  1  tháng  5
     năm  1965 đổi tên thành  Liên  hiệp Công đoàn giải  phóng  miền  Nam Việt Nam,  đã vận động, tập hợp
     người lao động đấu tranh chống Mỹ- Ngụy trên các mặt trận, bằng nhiều hình thức, biện pháp. Trong 2
     năm  đầu  chống  chiến  lược  “Chiến  tranh  đặc  biệf  (1961-1962),  CNLĐ  miền  Nam  đã  tiến  hành  trên
     8.900 cuộc đấu tranh, với hơn 74 vạn lượt người tham gia. Tiêu biểu là cuộc đình công chiếm xưởng
     của hơn 400 công nhân hãng dầu Xtanvac ngày 4/9/1961. Cuộc đình công kéo dài 3 tháng, làm tê liệt
     100 trạm bán dầu. Cuộc đấu tranh này đã được hàng chục nghìn công nhân của các Đồn điền Cao su
     ở Biên Hòa, Thủ  Dầu  Một và trên  100 nghiệp đoàn công nhân ờ Sài Gòn- Chợ Lớn  ủng hộ. Giới chủ
     phải chấp nhận yêu sách của công  nhân tăng  lương thêm 6%. Tháng  10/1961,  hơn 7000 công  nhân
     Dầu Tiếng đã đình công đòi tăng  lương.  Cuộc đấu tranh  đã  lôi  kéo  hàng  nghìn  người trong các đồn
     điền và thị trấn cùng tham gia.
         Năm  1963, chỉ riêng ờ khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn đã có 505 cuộc đấu tranh, thu hút trên 20 vạn
     lượt người tham gia.  Ngày 21,22/9/1964,  hơn 20 vạn công  nhân,  lao động Sài Gòn đã biểu tình,  bãi
     công ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân ngành dệt, đòi chấm dứt đàn áp, đòi tự do, dân chủ. Cuộc
     tổng bãi công đã làm tê liệt nhiều hoạt động trong thành phố Sài Gòn. Cuộc đấu tranh ở các đô thị còn
     có sự phối hợp liên kết với công nhân đồn điền và với nông dân các vùng lân cận và với lực lượng vũ
     trang tấn công các công sờ và căn cứ quân sự trong các thanh phố.



                                                                                                 111
   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114