Page 104 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 104

tiên của công  nhân  nhà  máy xe lửa Trường Thi,  nhà máy Cưa,  nhà máy Diêm  Bến Thủy (thành  phố
        Vinh - Nghệ An) đúng vào ngày 1/5/1930, tiến tới thành lập Xô việt công nông ở hai tỉnh  Nghệ An,  Hà
        Tĩnh. Trong thời gian  này,  Công  hội đỏ đã cử hơn 300 cán  bộ về  nông thôn  phối  hợp tranh đấu,  xây
        dựng khối liên minh công nông trong chiến đấu.
             Trong  năm  1930,  đã có 98 cuộc đấu tranh với trên  6 vạn  lượt thợ thuyền tham  gia.  ở  Nhà  máy
        Sợi Nam Định số hội viên đã tăng từ 400 lên  1.000 người, ở Vinh - Bến Thủy đã có 15 tổ Công hội đỏ
        với  125 hội viên, ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, đã có 12 cơ sở Công hội đỏ với 700 hội viên  .  Phong
        trào đấu tranh của công  nhân và sự phát triển của tổ chức Công Hội đỏ Việt Nam, đã được Đại hội V
        Quốc tế Công hội đỏ tại Matxcơva ngày 15/8/1930 biểu dương, khích lệ.
             Tháng  10/1930 Đảng  cộng  sản Đông  Dương triệu  tập  Hội  nghị Trung  ương  lần thứ nhất,  thông
        qua  Luận  cương  chính trị  của Đảng.  Ngày 20/1/1931, Trung  ương Đảng cộng  sản Đông  Dương  mở
        hội  nghị công vận Đông  Dương tại Sài Gòn do đồng chí Trần  Phú chủ trì.  Hội  nghị xác định công tác
        vận động công  nhân  là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của toàn Đảng đề  ra quy tắc tổ chức Công  hội
        theo  ngành  sản  nghiệp, từng  phân  bộ tĩnh,  Liên  hiệp Công  hội các tỉnh,  từng xứ đến Tổng  Công  hội
        Đông Dương. Hội nghị bầu Ban Công vận Trung ương do đồng chí Trần Phú làm trưởng ban.
             Từ đầu  năm  1931, thực dân  Pháp tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của công  nhân Việt
        Nam.  Cuộc khủng bố trắng của thực dân  Pháp đã bắt giam,  bắn chết hàng vạn chiến sĩ cộng sản và
        quần chúng  cách  mạng tham  gia  phong trào  1930-1931  và Xô Viết  Nghệ Tĩnh.  Đến  cuối  năm  1931,
        hầu  hết số  cán  bộ Đảng  và  Công  hội  đỏ  đều  bị  địch  bắt,  khiến  cho  mối  liên  lạc  giữa Đảng  và quần
        chúng,  giữa Công  hội đỏ và phong trào công  nhân tưởng  như bị đứt đoạn. Thêm vào đó,  nạn  khủng
         hoảng kinh tế vẫn trầm trọng và kéo dài làm cho 8 vạn người thất nghiệp, tiền lương của những công
         nhân còn có việc làm không ngừng bị bớt xén. Chủ tư bản dùng mọi mánh khóe để bóc lột công nhân.
             Nhờ sự nỗ  lực,  kiên  cường của Đảng và nhiệt tình cách  mạng  của giai  cấp công  nhân,  từ năm
         1932 phong trào cách  mạng trọng cả nước đã bắt đầu được phục hồi.  Năm  1932,  cơ quan thanh tra
         lao động Pháp đã phải giải quyết 230 vụ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống khủng bố của
        công  nhân.  Năm  1933 có 244 vụ.  Riêng  ở Bắc Kì, từ năm  1931  đến  năm  1935 có 551  vụ.  Các cuộc
        đấu tranh đã thu hút cộng nhân của nhiều ngành tham gia, trong đó đáng chú ý là các cuộc đấu tranh
         của  công  nhân  đồn  điền  trồng  cây công  nghiệp.  Từ tháng  6/1932  đến  tháng  Giêng  năm  1933  có  5
         cuộc đấu tranh  của công  nhân  đồn  điền thuộc các tỉnh  Biên  Hòa,  Hà Tiên,  Pleiku,  Gia Định,  Quảng
         Nam... Từ giữa năm 1934, phong trào công nhân đã khôi phục trở lại, mở đầu bằng cao trào bãi công
         của công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn. Hội nghị Trung ương tháng 6 năm 1934 của Đảng và Đại hội Đảng
         lần thứ nhất (tháng 3 năm 1935) đã đề ra nhiệm vụ của Công hội đỏ là phát triển và củng cố các Công
         hội, chủ trương đưa cán bộ công hội xâm nhập vào nhà máy, sản nghiệp...
             2.  Thời 1^ 193 6-1939
             Từ năm  1936 đến  năm  1939  phong trào công  nhân yà công  đoàn  Việt  Nam có  những thay đổi
         lớn.  Năm  1935,  phong trào cách  mạng thế giới phải đối đầu với chủ  nqhĩa phát xít,  hình thức chuyên
         chính cực đoan nhất của chủ nghĩa đế quốc và nguy cơ chiến tranh the giới đã đến gần. Tình hình đó
         đòi hỏi phải có sự thay đổi chỉ đạo chiến  lược của Quốc tế Cộng sản đoi với phong trào cộng sản và
         công nhân thế giới, ở Việt Nam giai cấp công nhân đã lập ra các tổ chức ái  hữu (1936-1937) chủ yếu
         theo nghề nghiệp, làm bước trung gian tiến tới đòi tự do nghiệp đoàn.
             Tổ  chức Công  hội  đỏ  đổi  tên  thành  Hội  ái  hữu,  chuyển  sang  thời  kỳ  hoạt động  bán  công  khai.
         Mục tiêụ của phong trào công  nhân thời  kỳ này là đòi tự do nghiệp đoàn,  đòi thực hiện dân sinh dân
         chủ, nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi, Hội ái hữu chủ trương thu nhận mọi công nhân lao động miễn
         là họ chấp nhận Điều lệ hoạt động nghiệp đoàn.  Nhiều hình thức tổ chức có tính linh hoạt như:  Hội ái
         hữu, Hội tương tế, Hội nghề nghiệp... được thành lập.
             Nhờ tổ chức  linh  hoạt,  thích  hợp,  công  khai  và  bán  công  khai,  phong  trào công  nhân  phát triển
         mạnh. Từ năm  1936 đến năm  1939, có hàng vạn cuộc đấu tranh của công nhân buộc thực dân  Pháp
         phải  chấp  nhận  một số  yêu  cầu:  tăng  lương,  giảm  giờ làm,  tự do  hoạt động  nghiệp  đoàn,  tự do  hội
         họp, chống chủ sa thải và đánh đập công  nhân. Đến năm  1938, cả nước có  12 vạn đoàn viên nghiệp
         đoàn, chủ yếu ờ Bắc kì và Nam kì. Một sổ nơi có phong trào công nhân phát triển mạnh như: Hòn Gai,
         Nam Định, Hà Nội, Vinh - Bến Thủy, Cao su Phú Riềng...
             Tóm lại, tổ chức Hội ái hữu thời kỳ 1936-1939, đã trực tiếp dẫn dắt phong trào đấu tranh của giai


         106
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109