Page 103 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 103
Tháng 6/1925, Nguyễn ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng ở Quảng Châu -
Trung Quoc và trực tiep giảng dạy cho các hội viên. Trong cuốn “Đường cách mệnh” có nói đên tính
chất nhiệm vụ của Công hội; “ Tổ chức công hội tnjức hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm
tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây
giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”. Sau
khi được học tập lý luận hầu hết các hội viên đã trở về nước hoạt động, phát triên những hội quần
chúng như hội hiếu hỉ, tương tế, chơi họ... thành tổ chức công hội.
Từ năm 1928, kì bộ Bắc kì của Việt Nam cách mạng thanh niên phát động phong trào “Vô sản
hóa”, phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam ngày càng sôi nổi, đã thúc đẩy tô chức công hội
phát triển cả về hình thức lẫn nội dung hoạt động và trờ thành tổ chức công đoàn cách mạng của giai
cấp còng nhân.
Tại các khu công nghiệp thuộc các tỉnh miền Bắc, nhiều xí nghiệp đã có công hội như: nhà máy
Diêm, hăng sửa chữa ôtô Aviát (Hà Nội), nhà máy Sợi, nhà rnáy xi măng (Hải Phòng), Hòn Gai,
Quảng Yên (khu mỏ Quảng Ninh... Công nhân làm việc ở các bến tàu, nhà ga cũng có tô chức công
hội. ở miền Nam, tổ chức công hội cũng đã hình thành và hoạt động, chủ yếu ở các khu công nghiệp
Sài Gòn - Chợ Lớn và đồn điền cao su.
Năm 1929, phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi, đặc biệt là ở
miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phôi hợp chặt chẽ
và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ờ xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một
địa phương, giữa các địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ, kết hợp với phong trào đấu
tranh chống thuế của nông dân, bãi thị của tiểu thương, bãi khóa của học sinh.
Tháng 3 năm 1929 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội. Ngày17/6/1929, Đông
Dương cộng sản Đảng ra đời và lấy phong trào công nhân làm nòng cốt cho phong trào cách mạng,
lấy việc vận động công nhân làm trung tâm công tác của Đảng, Đảng cử hàng loạt cán bộ vào nhà
máy, hầm mỏ, nắm các công hội do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã lập từ trước để tuyên
truyền chủ nghĩa cộng sản, phổ biến tôn chỉ, mục đích Điều lệ của công hội đỏ, chọn lọc những quần
chúng tích cực kết nạp vào Công hội đỏ.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân tăng cường sự thống nhất về tổ chức và
hành động của tổ chức công hội, Ban chấp hành TW lâm thời Đông Dương Cộng sản đảng CỊuyết định
tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kì lần thứ I ngày 28/7/1929. Hội nghị được tồ chức tại
trụ sở Tổng công hội Bắc kỳ, số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đại biểu các
Tổng công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tồng Công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức
Cảnh, ủy viên BCH TW lâm thời Đông Dương công sản Đảng đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua
chương trình, điều lệ của Công hội đỏ và quyết định cho xuất bản tờ Lao động (số đầu tiên ngày
14/8/1929 do chính đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách). Ban chấp hành lâm thời
còn có các đồng chí Trần Hồng Vận, Trần Văn Các, Nguyễn Huy Thảo, Nguyễn Văn Đòi...
Việc thành lập Tổng công hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân
Việt Nam. Đó vừa là kết quả tất yếu của sự trường thành về chất lượng của phong trào công nhân
nước ta, vừa là thắng lợi của đường lối công vận của Nguyễn ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông
Dương, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của phong trào công nhân Việt Nam.
Việc thành lập tổ chức công đoàn đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam góp phần vào sự lớn
mạnh của phong trào cộng sản công nhân quốc te. Mối quan hệ giữa phong trào công nhân Việt Nam
với phong trào công nhân thế giới, đặc biệt là với công nhân và công đoàn Pháp đã được công hội đỏ
thiết lập.
il. Phong trào công nhân công đoàn Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945
1. Thời kỳ 1930-1936
Vừa ra đời, bất chấp sự kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp, Công hội đỏ vẫn tích cực tuyên
truyền, vận động, tồ chức CNLĐ liên tục đấu tranh chống áp bức bóc lột, lãnh đạo công nhân đoàn kết
cùng nhân dân lao động bước vào cuộc đấu tranh cách mạng sôi nổi, liên tục để giành độc lập cho
dân tộc. Mở đầu thời kỳ đấu tranh oanh liệt đó là cao trào cách mạng 1930 -1931 vởi trận ra quân đầu
105