Page 107 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 107
tế ở miền Bắc nói chung và công nghiệp miền Bắc nói riêng. Đến cuối năm 1957, tỉ trọng công nghiệp
tuy còn thấp nhưng đã chiếm 17,28% thu nhập quôc dân.
Để có cơ sở pháp lý cho hoạt động công đoàn, ngày 5-11-1957, Chủ tịch nước ra sắc lệnh số
108-SƯL10 ban hành Bộ luật Công đoàn. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc kiện
toàn tổ chức và nâng cao vị thế của Công đoàn Việt Nam.
Cho đến năm 1960, số lượng đoàn viên công đoàn có 308.386 người với 2.501 công đoàn cơ sở
được phân bổ ờ hầu hết các xí nghiệp, công trường, nông trường, cơ quan, số lượng cán bộ công
đoàn chuyên trách từ cơ sở đến Trung ương là 2653 người. Đội ngũ cán bộ công đoàn không những
phát triển về số lượng mà còn tăng nhanh cả về chât lượng.
Trong thời kỳ 1954-1960, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tăng cường các hoạt động đối
ngoại nhằm trao đổi kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực với các tô chức Công đoàn các nước trên thê
giới, đặc biệt là tổ chức Công đoàn các nước XHCN. Thông qua hoạt động quốc tế, môi quan hệ hữu
nghị, hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau giữa giai cấp công nhân Việt Nam VỚI giai câp công nhân thê giới
đựợc tănp cường, tạo điều kiện cho nhân dân ta tiến hành cách mạng CNXH ở miền Băc và đấu tranh
thống nhat nước nhà.
ở miền Nam, công nhân, lao động tiếp tục cuộc đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình
Diệm trong điều kiện vô cùng khó khăn. Hàng hóa Mỹ và một sô nước tư bản tràn vào miền Nam làm
cho các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp miền Nam bị đình đốn. Năm 1958, có hơn 80% công
nhân ngành Dệt bị sa thải. Năm 1959, số người thất nghiệp ở toàn miền Nam lên tới 1,5 triệu người.
Trong khi đó, Mỹ-Diệm ra sức khủng bố “chống cộng”, ‘Thanh khiết nghiệp đoàn”, thực hiện chiêu
bài “hòa hợp giai cấp”, “lao tư hường lợi”, “nghiệp đoàn không làm chính trị”, nhằm tiêp tục chia rẽ
phong trào công nhân lao động, loại trừ tư tưởng tiến bộ và hạn chế ảnh hường của cách mạng trong
công nhân.
Trước tình hình cực kỳ khó khăn của cách mạng miền Nam, Đảng đã chỉ đạo các cơ sở trong nội
thành, trong các đồn điền phải tìm mọi cách bám đất, bám dân phát triển lực lượng, tổ chức cho công
nhân đấu tranh. Vì vậy, từ năm 1954 đến cuối năm 1960 trên toàn miền Nam đã có trên 2.300 cuộc
đấu tranh của CNLĐ, tiêu biểu là cuộc xuống đường biểu tình của gần 50 vạn CNLĐ Sài Gòn ngày
1/5/1958, cuộc biểu dương lực lượng của CNLĐ, ngày 1/5/1959 của hơn 20 vạn CNLĐ và nhân dân ở
các thành phố lớn ờ miền Nam như: Huế, Đà Nang, cần Thơ, Sài Gòn- Chợ Lớn...
Phong trào CNLĐ miền Nam trong những năm 1954-1960 đã diễn ra mạnh mẽ, đều khắp với
nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng có tác dụng to lớn đối với phong trào đấu tranh chung
của các tầng lớp nhân dân miền Nam nhằm đánh đổ đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Phong trào đã liên
kết được công nhân nhiều ngành nghề, nhiều địa phương, nhiều tầng lớp nhân dân lao động tham gia.
Qua đó, đội ngũ CNLĐ miền Nam được tôi luyện, trưởng thành .
2. Thời kỳ 1960 -1975
Đây là thời kỳ giai cấp công nhân ờ miền Bắc thi đua lao động sản xuất và chiến đấu, tích cực chi
viện cho miền Nam, góp phần thực hiện hai ngọn cờ là Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ờ miền Nam do đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Ba của Đảng đề ra.
Từ ngậy 23-27/2/1961 Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ II đã đưo« tổ chức tại Hà Nội. Đại
hội đã quyêt định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tống Công đoàn Việt Nam.
Đồng chí Hoàng Quốc Việt - ủy viên TW Đảng được bầu lại làm Chủ tịch đoàn Chủ tịch Tổng công
đoàn Việt Nam, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu lại làm Tổng thư ký.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, Tổng Công đoàn Việt Nam đã động viên
CNVCLĐ thi đua “phấn đấu trở thành tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa”, hưởng ứng phong trào “3 xây,
3 chống” , “Mỗi người làm việc bằng hai”. Các phong trào này đã được đông đảo công nhân, lao động
trong các nhà máy xí nghiệp tham gia, điển hình là: Nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng) và Hợp
tác xã thủ công nghiệp Thành Công (Thanh Hóa). Đây là những đơn vị có thành tích xuất sắc trong
khối công nghiệp và thủ công nghiệp.
Công đoàn các cấp, thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện thời sự, tọa đàm qua đó làm
cho đoàn viên thấy rõ trách nhiệm của mình, quyết tâm hoàn thành kế hoạch nhà nước; vận động
công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và tổ chức, nâng cao năng suất lao động. Những
phong trào thi đua được công đoàn cơ sở đề ra kịp thời, thiết thực như: ‘liến quân giành 3 điểm cao”
109