Page 105 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 105
cấp công nhân Việt Nam, mở rộng tính quần chúng của tổ chức công đoàn. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, tổ chức Hội ái hữu đã tiến hành một cuộc vận động sôi nổi trong phong trào công nhân, kết hợp
đấu tranh công khai và bán công khai, mờ rộng đấu tranh ở nghị trường, buộc thực dân Pháp phải thi
hành một số cải cách xã hội chưa từng có trong xã hội Việt Nam . Trong thời kỳ này, chủ nghĩa Mác-
Lênin được công khai truyền bá trong công nhân, nhân dân lao động, trực tiếp giáo dục chính trị cho
hàng triệu quần chúng, tạo nên một cao trào cách mạng trong cách mạng Việt Nam. I
3.Thời kỳ 1939 -1945
Năm 1939, lấy cớ phục vụ chiến tranh, bọn phản động thuộc địa ban hành nhiều chính sách
cưỡng bức lao động. Công nhân bị ép buộc đi xây dựng đường chiến lược, pháo đài, giao thông hào.
Ngày 28/9/1939, thực dân Pháp ra sắc lệnh giải tán các Hội ái hữu, bắt trên 2.000 hội viên. Ngày
10/11/1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tăng giờ làm việc, 60 giờ đôi với công nhân nam,
54 giờ/ tuần đối với công nhân nữ và trẻ em và còn đe dọa tăng lên 72 giờ/ tuân đối với một sổ xưởng
kĩ nghệ có liên quan đến chiến tranh, số quyền lợi ít ỏi về chế độ lao động và tự do, dân chủ mà công
nhân giành được trong cao trào 1936 -1939 đã bị bọn phản động thuộc địa thủ tiêu.
Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng quyết định thành lập “Mặt trận
thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương”. Tổ chức “Hội công nhân phản đế” chủ trương tổ chức các
nhóm 3 người gọi la ‘Tam tam chế” do một đảng viên phụ trach, với nhiệm vụ là đấu trạnh bảo vệ lợi
ích hàng ngày của công nhân, làm cách mạng lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, giải phóng
giai cấp và dân tộc. Trong điều kiện ẩy, các cuộc bãi công vẫn nổ ra; từ giữa năm 1939 đến giữa năm
1940, công nhân còn lợi dụng Hội đồng hòa giải để đấu tranh hợp pháp chống các hành động bóc lột,
đàn áp của chủ tư bản. Theo thống kê, Hội đồng hòa giải đã phải giải quyết 1.647 vụ xung đột cá nhân
và 100 vụ xung đột tranh chấp tập thể.
Cuối năm 1940, Nhật kéo quân vào Đông Dương, tình thế cách mạng chuyển sang một bước
mới. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW t)àng(tháng 5-1941) quyết định thành lập “Việt Nam độc
lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh); “Hội công nhân phản đế” đổi tên thành “ Hội công nhân cứu
quốc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hình thức tổ chức thích hợp, mục tiêu đấu tranh rõ ràng, phong
trào công nhân cứu quốc phát triển mạnh mẽ ở Bắc Kì, Trung kì, nhất là ở các địa phương Hà Nội, Hải
Phòng, Hòn Gai...
Bước sang năm 1941, các nơi đã xuất hiện hình thức tiền vũ trang của công nhân. Ngoài các
cuộc đấu tranh chống sự bóc lột về kinh tế của chủ tư bản, phong trào đấu tranh của công nhân đã
mang nội dung chống phát xít, chống chiến tranh tiến tới thành lập các tổ chức tự vệ vũ trang chuẩn bị
cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
Năm 1942, một số cuộc bãi công có quy mô lớn như: Cuộc bãi công của 700 công nhân các đồn
điền cao su An Lộc, Xuân Lộc (Biên Hòa), các cuộc đấu tranh của cônp nhân nhà máy giấy Việt Trì,
công nhân công trường sân bay Gia Lâm... Bên cạnh các khẩu hiệu đau tranh đòi tăng lương, giảm
giờ làm, chống đánh đập... đã xuất hiện các khẩu hiệu đòi Pháp - Nhật bán nhiều gạo.
Năm 1943, đời sống và việc làm của công nhân gặp rất nhiều khó khăn. Song với tinh thần cách
mạng kiên cường, giai cap công nhân và Hội công nhân cứu quốc vẫn phát triển. Phong trào đấu tranh
trên các địa bàn trọng yếu như Hà Nội, Việt Trì, Nghệ An... được tổ chức với quy mô lớn. Với sự kết
hợp các hình thức đấu tranh chính trị và nửa vũ trang theo tổ, nhóm.
Đến năm 1944 đã hình thành nhiều xưởng quân giới bí mật, nòng cốt là công nhân cứu quốc
chiến khu Đông Triều, Vinh - Bến Thủy và ờ thời điểm này, tổng số hội viên Hội công nhân cứu quốc
có trên 13 vạn, trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Đầu năm 1945, Hội Công nhân cứu quốc đã lãnh đạo cuộc đấu tranh phá kho thóc của Nhật ở
Băc Ninh, Hà Nội ... chia cho dân nghèo. Từ giữa tháng 3 năm 1945, phong trào đấu tranh chính trị
phát triển mạnh mẽ kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở nhiều nơi. Tháng 8 năm
1945, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng với nhân dân cả nước đánh đổ phát xít
Nhật và chính quyền phong kiến, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
107