Page 108 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 108
của nhà máy cơ khí Hà Nội, “ Tất cả cho 91 ngày sản xuất an toàn” của Nhà máy Điện Việt Trì...đã thu
hút, lôi cuốn đoàn viên hăng say sản xuất, công tác.
Nhiều cán bộ công nhân viên thuộc các ngành Cơ khí, Thương nghiệp, Giao thông... đăng ký tình
nguyện giành ba điểm cao: năng suất, chất lượng và tiết kiệm; không khí lao động sản xuất rất sôi nồi
trong các công trường, xí nghiệp, cơ quan. Các phong trào thi đua không những đem lại hiệu quả kinh
tế mà còn góp phần giáo dục cho CNVC miền Bắc tình cảm ruột thịt Nam Bắc một nhà.
Từ cuối năm 1964 sang đầu năm 1965 nhịp điệu lao động sản xuất trên các công trường, nhà
máy, xí nghiệp càng sôi động và mạnh mẽ. Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, công đoàn cơ sở
phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, động viên quần chúng đẩy mạnh sản xuất, cải tiến quản lý kỹ
thuật, hợp tý hóa sản xuất. Các cấp công đoàn không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động, lấy bảo vệ và phát huy quyền làm chủ tập thể XHCN của công nhân, viên chức làm động lực
xây dựng tổ chức Công đoàn lớn mạnh.
Những bước tiến mớl của phong tràọ công nhân và Công đoàn trong kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất đã góp phần làm cho công nghiệp miền Bắc có những chuyển đổi quan trọng. So với năm 1960,
tổng sản phẩm xã hội năm 1965 tăng 52,9% trong đó công nghiệp tăng 84,6%, xây dựng cơ bản tăng
72%. Đến cuối năm 1965, những cơ sở đầu tiên về cơ khí luyện kim, hóa chất được xây dựng và dần
đi vào sản xuất. Công nghiệp phát triển thêm nhiều ngành mới, sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới,
đáp ứng được 90% nhu cầu hàng tiêu dùng của nhân dân...
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và
hải quân, nhiệm vụ của miền Bắc là vừa xây dựng vừa trực tiếp chiến đấu, bảo vệ vững chắc thành
quả cách mạng vừa chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam (tháng 4 năm 1965) đã xác định
giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn nêu cao ý chí tiên phong cách mạng cùng toàn dân quyết
tâm chiến đầu chống Mỹ và thắng Mỹ nhằm xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tích
cực chi viện cho cách mạng miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà.
Tháng 10 năm 1965, đoàn đại biểu Tổng Công đoàn Việt Nam và đại diện Liên hiệp Công đoàn
giải phóng miền Nam Việt Nam đã tham dự Đại hội Công đoàn thế giới lần thứ IV họp ở Ba Lan. Đại
hội thông qua nghị quyết kêu gọi các tổ chức công đoàn thế giới và nhân dân thế giới ủng hộ giúp đỡ
công nhân Việt Nam chống My xâm lược.
Với tinh thần “Vững tay búa, chắc tay súng”, “Địch đến là đánh, địch đi là sản xuất’, ‘Tất cả cho
tiền tuyến”, CNLĐ cùng quân dân miền Bắc đã phát huy truyền thống lao độnạ cần cù và sáng tạo,
chiến đấu mưu trí, dũng cảm đã góp phần bảo vệ, dựng xây, củng cố vững chac hậu phương lớn và
làm tròn nghĩa vụ đối vơi tiền tuyến lớn miền Nam.
Trong những năm chiến tranh ác liệt, đội ngũ công nhân ngành Giao thông vận tải cùng với lực
lượng vận tải quân sự và dân công đã đảm bảo chi viện cho miền Nam theo phương châm “Địch đánh
ta cứ đi”, "Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến", “Hàng không thiếu một cân, quân không thiếu một
người: “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”.
Dưới sự chỉ đạo của Tổng Công đoàn Việt Nam, các Công đoàn ngành TW, các Liên hiệp Công
đoàn địa phương đã đề ra nhiều biện pháp vận động công nhân tăng năng suất lao động. Liên hiệp
Công đoàn Hà Nội, Nghệ An, Hà TTnh phát động CNVC tiến quân vào khoa học, thi đua cải tiến kỹ
thuật, khuyến khích tự trang tự chế để táng năng suất lao động, tăng giờ làm có ích, tiết kiệm nguyên
vật liệu. Liên hiệp Công đoàn Hải Phòng, khu Việt Bắc, Hòa Bình, Hà Tây, Nam Định, Hà Nội... đã kịp
thời tổ chức hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm về cuộc vận động nâng cáo năng suất lao động. Công
đoàn ngành: Bưu điện, Đường săt, Kiến trúc, Y tế đã có sáng kiến tổ chức hội nghị liên tịch giữa Công
đoàn với chuyên môn, xây dựng kế hoạch hướng dẫn quần chúng thi đua lao động, sản xuất và công
tác.
Trong giai đoạn 1965-1968, trên mặt trận sản xuất, mặc dù có nhiều khó khăn mới nảy sinh trong
điều kiện cả nước có chiến tranh, CNVC và tổ chức Công đoàn đã nêu cao tinh thần tự lực tự cường
dũng cảm sáng tạo trong sản xuất, kiên cường trong chiến đấu, đã đảm bảo giữ vững sản xuất công
nghiệp, thủ công nghiệp, giữ vững mạch máu giao thông, vừa sản xuất vừa chiến đấu, tích cực tham
gia xây dựng lực lượng tự vệ, huấn luyện quân sự. Hàng ngàn CNVC đã xung phong gia nhập quân
đội, trực tiếp chiến đấu trên các chiến trường.
110