Page 111 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 111
sản xuất, khắc phục hậu quả của 30 năm chiến tranh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng bộc lộ những mặt hạn chế như: Công tác chỉ đạo
thi đua còn chung chung, chưa tập trung vào phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của
công nhân, viên chức. Công đoàn chưa thực sự là cơ quan đại diện quyền làm chủ của công nhân,
viên chức, chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
3. Thời kỳ 1981 -1986
Trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế - xã hội, Công đoàn đã
động viên công nhân thực hiện tốt những cải cách bước đầu của Đảng và Nhà nước trong sản xuât
công nghiệp như: tôn trọng quyền chủ đọng sản xuất kinh doanh, quyền tự chủ vệ tài chính, của xí
nghiệp quốc doanh, thực hiện ba kế hoạch trong sản xuất công nghiệp (theo Quyết định sô 25/CP);
mở rộng hình thức khoán lương, khoán sản phẩm và vận dụng các hình thức tiền thưởng trong các
đơn v| sản xuất và kinh doanh của Nhà nước (theo Quyết định số 26/CP). Các phong trào thi đua lao
động, sản xuất của công nhân, lao động trên các công trình trọng điểm quốc gia, như: Thủy điện Hòa
Bình, Trị An, Nhiệt điện Phả Lại, Dầu khí Vũng Tàu, Xi măng Bỉim Sơn, Hà Tiên, Hoàng Thạch... diên
ra liên tục, sôi nổi, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được giao.
Đến năm 1982, cả nước đã có hơn 3 triệu đoàn viên công đoàn tập hợp trong 40 liên hiệp công
đoàn tỉnh, thành phố và 20 công đoàn ngành Trung ương, 193 công đoàn ngành địa phương, 20.647
công đoàn cơ sở. Cán bộ công đoàn chuyên trách có 14.229 người. Hệ thống công đoàn huyện tiếp
tục được thành lập ở nhiều nơi, tạo điều kiện tăng cường và củng cố khối liên minh công nông.
Từ ngày 12/11/1983, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu lần thứ V Công đoàn Việt Nam đã được tổ
chức. Dự đại hội có 949 đại biểu. Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chụng của công
đoàn trong cách mạng Áã hội chủ nặhĩa đã được nêu ra từ Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ IV.
Đại hội đề ra những nhiệm vụ cụ the của phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam, nhằm thực
hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Đức Thuận - ủy viên TW Đảng được bầu lại làm Chủ tịch, đồnq chí Phạm Thế
Duyệt - Uy viên dự khuyết TW Đảng được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng Công đoàn
Việt Nam. Đại hội quyết định lấy ngày 28/7/1929 là ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Ngày 2/8/1984, Hội nghị Ban chấp hành Tổng Công đoàn lần thứ ba (khóa V) họp thông qua
chương trình hành động của Công đọàn thực hiện Nghị quyết 6 Ban Chấp hành TW về sắp xếp và tổ
chức lại sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, khắc phục lối làm ăn theo kiểu
hành chính quan liêu, bao cấp, chuyển mạnh sang chế độ hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ
nghĩa.
Quán triệt tinh thần đó, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề bàn biện pháp
tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, thúc đay công tác cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất, tận dụng,
khai thác tiềm năng về vật tư nguyên liệu, năng lực sản xuất của đơn vị, địa phương, ngành. Ngày
18/4/1985, Tổng Công đoàn ra chỉ thị số 27/CT-TCĐ yêu cầu các cấp công đoàn ‘Iham gia với các cấp
chính quyền, các cơ quan Nhà nước sửa đổi bổ sung, xây dựng các chế độ, chính sách, cơ chế quản
lý. Bản chỉ thị đã xác định 4 nội dung công tác chính cần thực hiện ở công đoàn cơ sở là; Tuyên truyền
giáo dục CNVC; tham gia cải tiến các mặt quản lý ở xí nghiệp: tỗ chức thực hiện quyền hạn và nghĩa
vụ làm chủ tập thể của CNVC và cải tiến tổ chức, nâng cao năng lực của công đoàn cơ sở. Đồng thời
cũng xác định những công việc cụ thể mà các cấp công đoàn cần tập trung giẩi quyết.
Đến cuối năm 1985, riêng ngành Công nghiệp Hà Nội đã giảm dược 3000 lao động, chiếm gần
10% tông số CNVC; ngành Công nghiệp Hải Phòng giảm 2000 người; tỉnh Quảng Nam - Đà Nang lực
lượng gián tiếp giảm từ 25-27%.
Cùng với các hoạt động tham gia quản lý, phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế
hoạch Nhà nước phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm, tạo bước chuyển biến trong
sản xuất công nghiệp diễn ra sôi nổi. Trong 5 năm 1981 -1985, thống kê 11 ngành, 22 địa phương đã
có 235.559 sáng kiến và 33 sáng chế. Có 310 đề tài tiến bộ kỹ thuật cấp Nhà nước và 1.270 đề tài cấp
ngành địa phương được áp dụng vào thực tế mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Có 7.916 lượt người được
nhận Băng khen và huy hiệu Lao động sáng tạo.
Phong trào xây dựng tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa, năm 1981 có 15.281 tổ được công nhận
danh hiệu tổ lao động XHCN, trong đó có 14.260 tổ thuộc khu vực Nhà nước (chiếm 93%). Năm 1982,
-113