Page 115 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 115

trong đó 1.897 công đoàn quận,  huyện,  ngành địa phương và tương đương, 76.678 công đoàn cơ sở
    với 5,25 triệu đoàn viên.


                   B. GIỚI THIỆU CÁC KỲ ĐẠI HỘI CÙA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM


     I.  Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I
         Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 và làm việc đến hết ngày
     15/1/1950, tại xã Cao Vân,  huyện Đại Từ, tỉnh Thái  Nguyên,  yề dự Đại  hội  có trên 200 đại biểu thay
     mặt cho khoảng 350.000 công nhân, viên chức, lao động.  Nhiều chiến sĩ thi đua các ngành, các đoàn
     thể quần  chúng  cách  mạng,  các đại  biểu  nước ngoài  cũng tham  dự Đại  hội.  Các đồng  chí lãnh  đạo
     Đảng, Nhà nước, quân đội, đại diện Mặt trận dân tộc thông nhât đã đến dự Đại hội.
         Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ nhất tiến hành nhằm kiểm điểm và tổng kết kinh nghiệm đấu
     tranh cách mạng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam từ khi hình thành, nhất là từ
     sau Cách mạng tháng Tám thắng lợi đến thời điểm Đại hội.
         Đại hội đã nhận được thư chào mừng của Liên hiệp Công đoàn thế giới, đặc biệt nhận được thư
     của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thư, Bác viết:
          “...Nhân dịp Đại hội,  tôi gửi lời thân ái chúc các đại biểu mạnh khỏe  và Đại hội có kết quả  thiết
     thực,  tốt đẹp.  Trong cuộc kháng chiến của dân tộc, giai cấp cõng nhàn ta đã góp phần quan trọng và
     đã có những thành tích vẻ vang, từ nay giai cấp công nhân ta phải là người lãnh đạo.  Vi vậy, mọi nam,
     nữ công nhân phải cố gắng học tập tiền bộ, phải cố gắng xung phong làm biểu mẫu trong mọi việc để
     làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của giai cấp mình...”
         Đại hội đã nghe bài phát biểu quan trọng của đồng chí Trường Chinh, Tổng  bí thư của Đảng về
     nhiệm vụ của Công đoàn và của giai cấp công nhân. Đại hội đã thảo luận sôi nổi bản báo cáo của Ban
     Chấp hành Tổng  Liên đoàn lao động Việt Nam “Công nhân  Việt Nam chiến đấu cho độc lập,  dân chủ
     và hòa bình’, do đồng chí Trần Danh Tuyên trình bày.
         Đại  hội đề  ra  mục tiêu:  “Động viên công nhàn,  viên chức cả  nước,  nhất lậ ngành Quân giới sản
     xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thăng lợi”.
         Đại  hội  đã  đề  ra  nhiệm  vụ  mới  của  giai  cấp công  nhân  và  Công  đoàn  trong  kháng  chiến,  Nghị
     quyết Đại hội đã nêu rõ: “Tích cực cùng toàn dàn chuẩn bị chuyển sang tổng phản công,  tiêu diệt thực
     dân Pháp và bù nhìn tay sai,  đánh bại âm mưu can thiệp của đế  quốc Mỹ,  giành độc lập,  thống nhất
     thật sự cho  Tổ  quốc,  góp phần cùng lao động và nhân dân các nước đấu tranh bảo vệ hòa bình thế
     giớr.
          Đại hội đề ra nhiệm vụ hoạt động quốc tế: “Chung sức với lao động và các lực lượng dân chủ thế
     giới đấu tranh chống phản động quốc tế, nhất là phản động Mỹ, để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho nhân
     loại.  Liên  kết và  ủng  hộ  Liên  Xô và các  nước dân  chủ  mới.  Tích  cực  hoạt động  để  góp  phần thống
     nhất lao động thế giới. Đoàn kết chặt chẽ với lao động và các dân tộc bị áp bức, đánh đo chế độ thực
     dân xâm  lược,  giành quyền tự do,  độc  lập thực sự cho các quốc gia.  Giúp đỡ và  phối  hợp với công
     nhân,  lao động  Miên,  Lào đánh  đuổi thực dân  Pháp xâm  lược. Đoàn  kết chặt chẽ với  giai cấp  công
     nhân Pháp trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản Pháp”.
          Đại hội bầu đồng chí Tôn Đức Thắng -  Người thành lập và lãnh đạo Công hội Ba Son (1921) làm
     Chù tịch  danh  dự Tong  Liên  đoàn  lao động  Việt  Nam.  Đại  hội  đã  bầu  ra  Ban  Chấp  hành  Tổng  Liên
     đoàn lao động Việt Nam gồm 21  ủy viên chính thức và 4 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ TLĐ gồm:
     Trần  Danh Tuyên,  Nguyễn  Hữu  Mai,  Hoàng Hữu Đôn,  Nguyễn  Duy Tính, Trần Quốc Thảo. Đồng chí
     Hoàng  Quốc  Việt  (tức  Hạ  Bá  Cang),  ủy  viên  Thường  vụ  Trung  ương  Đảng  (2/1951  là  ủy  viên  Bộ
     Chính trị) được bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đồng chí Trần Danh Tuyên được
     bầu làm Tổng Thư ký, các đồng chí Nguyễn  Hữu  Mai, Trần Quốc Thảo được bầu  làm phó Tổng Thư
     ký.
          Sau  nửa tháng  làm việc,  ngày  15/1/1950, Đại  hội  đại  biểu  Công  đoàn  Việt  Nam  lần thứ nhất đã
     kết thúc tốt đẹp,  đánh  dấu  một  bước trưởng  thành  to  lớn  của  giai  cấp  công  nhân  và tổ  chức  Công
     đoàn Việt Nam.  Nghị quyết được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất thông qua, là sự vận dụng


                                                                                                  117
   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120