Page 119 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 119

Nam.  Đồng  chí  Phạm Thế  Duyệt,  ủy  viên  dự  khuyết Trung  ương Đảng  được bầu  làm  phó  Chủ tịch
   kiêm Tổng thư ký.
        ủy  ban  kiểm  tra Tổng  Công  đoàn  Việt  Nam  có  11  đồng  chí do  đồng  chí  Nguyễn  Thị  Thân  làm
   Trưởng ủy ban.

   VI.  Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI
        Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI tổ chức trọng thể từ ngày 17 - 20/10/1988, tại Hội trường
   Ba Đình - Hà Nội. Đại hội gồm có 834 đại biểu thay mặt cho hơn 3 triệu đoàn viên công đoàn. Tới dự
   Đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các đồng chí
   cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
   Võ  Chí Công,  Chủ  tịch  Hội  đồng  Bộ trưởng Đỗ  Mười,  Chủ tịch  Quốc hội  Lê Quang Đạo cùng  nhiều
   đồng chí lãnh đạo khác của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan đoàn thể quần chúng và các đồng
   chí cán bộ lão thành cách mạng.
        Đại  hội VI  Công đoàn Việt Nam  là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị  của giai cấp công
   nhân và người lao động. Đây là Đại hội đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời cũng
   đặt ra cơ sở lý luận cho đỗi mới tổ chức và hoạt động công đoàn.
        Đại hội với tinh thần đổi  mới “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự í/7ậí’trong
   bầu  không  khí công khai,  dân chủ. Đại hội đã đánh giá thực trạng tình  hình  phong trào công  nhân và
    hoạt động công đoàn đề  ra giải pháp khắc phục yếu kém để đưa phong trào công nhân và hoạt động
   công đoàn phát triển, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, một mốc quan
   trọng trên con đường đổi mới đất nước.                   '
        Đại hội đã đề ra mục tiêu có sức cr) vũ mạnh mẽ đối với công nhân lao động là: “ Việc làm và đời
    sống, dàn chủ và công bằng xã hộì'.
        Đại hội đề  ra phương hướng,  nhiệm vụ cho thời gian tới, trong đó hai nhiệm vụ chính là:  “Động
    viên công nhân,  lao động đỗi mới cơ chế quản lý kinh tế,  hăng hái đẩy mạnh sàn xuất,  thực hành tiết
    kiệm; Chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động”.
         Để phù  hợp với yêu cầu tập hợp người  lao động thuộc các thành phần  kinh tế,  phù hợp với yêu
    cầu mở rộng đối tượng và phạm vi hoạt động của Công đoàn trong tình hình  mới. Đại hội Công đoàn
    Việt Nam lần thứ VI quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt
    Nam.  Đỗi  tên  các  Liên  hiệp  công  đoàn  tỉnh,  thành  phố,  đặc  khu,  huyện,  thị  xã  thành  Liên  đoàn  lao
    động tỉnh, thành phố, đặc khu,  huyện, thị xã.  Bỏ chức danh Tổng thư ký, Chủ tịch Tổng  Lao động lao
    động Việt Nam là người đứng đầu Ban Chấp hành và Ban Thư ký Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
    thay chức danh Thư ký công đoàn các cấp bằng chức danh Chủ tịch công đoàn.
         Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm  155 người;  Ban Thư ký (Đoàn Chủ tịch) gồm 15 người; Nguyễn
     Văn Tư,  Dương Xuân An,  Cù Thị  Hậu, Đinh Gia Bẩy, Đào Thị  Biểu,  Vũ Tất Ban,  Nguyễn  Ngọc Cận,
     Hoàng  Minh  Chúc,  Nguyễn  Xuân  Can,  Hoàng  Thị  Khánh,  Nguyễn  An  Lương,  Lê  Phong,  Vũ  Kim
     Quỳnh,  Nguyễn  Hồng Quân và Đỗ Thị Thiệp. Đồng chí Nguyễn Văn Tư,  ủy viên dự khuyết Ban Chấp
     hành Trung  ương Đảng được bầu  làm Chủ tịch Tong  Liên đoàn  lao động Việt Nam. Đồng chí Cù Thị
     Hậu,  ủy viên Trung  ương Đảng  -  Phó  Chủ tịch thường trực và đồng chí Dương  Xuân  An  được  bầu
     làm phó Chủ tịch TLĐ.
         ủy  Ban Kiểm tra gồm 11  người, do đồng chí Cù Thị Hậu làm Chủ nhiệm ủy ban.


     VII.  Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII
         Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII được tiến hành từ ngày 9 - 12/11/1993, tại Hội trường Ba
     đinh  -  Hà  Nội.  Tham  dự Đại  hội  có  hơn  600  đại  biểu thay  mặt cho công  nhân,  viên  chức,  lao  động
     khắp mọi miền đất nước. Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười, các đồng chí Nguyễn Văn  Linh,  Phạm Văn
     Đồng, Võ Chí Công cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tới dự Đại hội.
         Phát biểu  chỉ đạo Đại  hội  đồng chí Đỗ  Mười  nhấn  mạnh:  “Phải tập trung  sức xây dựng  giai cấp
     công nhân vững mạnh, trước hết là đội ngũ công nhân, lao động trona các ngành sản xuất, kinh doanh
     và trong khu vực quản lý nhà nước. Tăng cường đoàn kết thống  nhlt giai cấp công nhân, gắn  lợi  ích
     giai  cấp công  nhân  với  lợi  ích  dân  tộc;  làm  hạt nhân trong  khối  liên  minh  công  -  nông  - trí thức,  lực


                                                                                                 121
   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124