Page 118 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 118
xây dựng CNXH nhằm tăng năng suất lao động, hoàn thành và hoàn thành vượt mức ké hoạch Nhà
nước.
- Đẩy mạnh phong trào công nhân viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp.
- Tổ chức và từng bước cải thiện đời sống, phát triển phúc lợi bảo vệ lợi ích chính đáng của công
nhân viên chức.
- Vận động cán bộ viên chức tích cực tham gia hoàn thành các quan hệ sản xuất ờ miền Nam.
- Tích cực tham gia cải tiến quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế. quản lý Nhà nước nhằm củng cố và
quan hệ sản xuất XHCN.
- Đẩy mạnh giáo dục chính trị, văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ cho công nhân viên chức.
- Tích cực góp phần tăng cường đoàn kết lao động và phong trào công đoàn thế giới đấu tranh vì
quyền lợi của những người lao động, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
- Cải tiến công tác, xây dựng công đoàn vững mạnh.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 155 ủy viên. Ban Thư ký gồm 12
đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Hộ, Mai Văn Bẩy, Nguyễn Văn Diện, Vũ
Định, Đỗ Trọng Giang, Nguyễn Thị Hiếu, Trần Anh Liên, Nguyễn Tam Ngô, Nguyễn Thuyết, Nguyễn
Văn ưng (tức Tấn). Đồng Chí Nguyễn Văn Linh, ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (sau này là Tổng Bí thư BCHTVV Đảng) được bầu làm Chủ tịch Tổng Cộng đoàn Việt Nam, đồng
chí Nguyễn Đức Thuận được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký và đồng chí Nguyễn Hộ đưọ’c
bầu làm phó Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Ban Kiểm tra có 7 ủy viên, do đồng chí Nguyễn Văn
ưng làm Trưởng ban.
V. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V họp từ ngày 16/11 đến 18/11/1983 tại Hội trường Ba Đình
- Hà Nội (họp trù bị tại khách sạn Giảng Võ - Hà Nội). Đại hội gồm 949 đạl biểu thay mặt cho gần 4
triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước về dự. Đến dự Đại hội có các đồng chí Lê Duẩn Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Động viên công nhân lao động thi đua thực hiện 3
chương trình kinh tế lớn của Đảng: Nông nghiệp và công nghiệp thực phẫm, sản xuất hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu”.
Đại hội đề ra những nhiệm vụ cụ thể là:
- Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp.'
- Phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn XHCN.
- Lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa trên mặt trận phân phối lưu thông, chăm sóc đời sống và bảo vệ
lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức.
- Thực hiện những nhiệm vụ văn hóa, xã hội.
- Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị trật tự an
toàn xã hội, đấu tranh chống địch và các phần tử phá hoại, chống các hiện tượng tiêu cực, bảo vệ sản
xuất, sẵn sàng chiến đấu.
- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, xâv dựng người công nhân mởi xã hội chủ nghĩa, tích
cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyến.
- Phát triển hợp tác với Công đoàn Lào, Công đoàn Campuchia, Công đoàn Liên Xô và Công
đoàn các nước trong cồng đồng XHCN, tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của phong trào công
đoàn thế giới vì lợi ích của người lao động, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thử V nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội
Đỏ Bắc kỳ làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 155 đồng chí. Ban Thư ký gồm 13
đồng chí: Phạm Thế Duyệt, Dương Xuân An, Đinh Gia Bẩy, Mai Văn Bảy, Vũ Xuân Cận, Hoàng Mạnh
Chính, Vũ Định, Phạm Lợi, Lê Phong, VCi Kim Quỳnh, Nguyễn Thị Thân, Đỗ Thị Thiệp và Hoàng Tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt
120