Page 114 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 114
vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội. xây dựng g i^ cấp công nhân và tổ chức Công
đoàn vững mạnh”. Đại hội đã bầu đồng chí Cù Thị Hậu - ủy viên TW Đảng làm Chủ tịch Tổng LĐLĐ
Việt Nam.
Đến 6/2003 cả nước có trên 10,8 triệu CNVCLĐ, trong đó CNVCLĐ làm việc trong cơ quan Nhà
nước, Đảng đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, gần 2,6 triệu, trong các
doanh nghiẹp Nhà nước khoảng 1,8 triẹu, trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 triệu, còn
khoảng 4,3 triệu CNLĐ làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chất lượng đội ngũ công
nhân nước ta trong những năm đổi mới đã được nâng lên một bước, CNLĐ trẻ từ 18 đến 30 tuôi
chiếm tỷ lệ 36,4%, tỷ lệ công nhân có trình độ văn hóa phổ thông trung học đã được nâng lên đáng kê,
nếu năm 1985 chỉ có 43,42% công nhân tốt nghiệp phổ thông trung học thì năm 2003 đã tăng lên
76,6%. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CNLĐ cũng không ngừng được cải thiện, hiện nay có gần
3 triệu người được đào tạo nghề và khoảng 1,7 triệu người có trình độ cao đăng trở lên. Đội ngũ
CNLĐ đang là lực lượng sản xuất cơ bản nắm giữ những cơ sở vật chất, phương tiện sản xuất quan
trọng nhất, quyết định phương hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân, hàng năm đóng góp
khoảng 40% tổng sản phẩm xã hội, đảm bảo đóng góp trên 60% ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp
công nhân Việt Nam còn bộc lộ những bất cập như: trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp thấp
so với yêu cầu; số tinh thông, giỏi nghề rất thấp, công nhân có tay nạhề bậc 2, bậc 3 chiếm tỷ lệ lớn,
công nhân có tay nghề bậc 6, bậc 7 chỉ chiếm 8,5%, số lao động pho thông chiếm 34%, và đang xảy
ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các bộ phận công nhân;
lòng say mê nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ phận công nhân
còn yếu.
Trong thời kỳ đổi mới hoạt động công đoàn luôn chú trọng đổi mới tổ chức, nội dung, phương
thức hoạt động. Hướng hoạt động công đoàn về cơ sờ, lấy CNLĐ làm đối tượng vận động, lay chăm
lo, bảo vệ quyen lợi ích, hợp pháp chính đáng của CNLĐ và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
làm mục tiêu hoạt động. Các cấp công đoàn đã chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước,
phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, chống tham nhũng, giúp nhau xóa đói giảm nghèo,
đền ơn đáp nghĩa. Hiệu quả hoạt động của công đoàn trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của CNVCLĐ, trong tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội và tuyên truyền, giáo dục nâng
cao giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, ngày càng được nâng cao, đã
góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, giữ vững và ỗn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã
hội.
Từ tháng 10 đến 13/10/2003, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX đưọo tổ chức tại Hà
Nội. Đồng chí Cù Thị Hậu - ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng được bầu lại làm Chủ tịch TLĐLĐViệt
Nam.
Đại hội đả đề ra nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn Việt Nam là: Tiếp tục đẩy mạnh các
phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo với mục tiêu năng
suất, chất lượng, hiệu quả; phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; nâng cao chất lượng
phong trào thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; phong
trào xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường, phong trào học tập nâng
cao trình độ học vấn, tay nghề, góp phần làm ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường,
đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Công tác phát triển đoàn viên, thành lập các công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững
mạnh được chú trọng. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2008 kết nạp thêm ít nhất 1 triệu đoàn viên. Vận
động CNVCLĐ tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững
manh, tích cực đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực.
Tăng cường và mở rộng hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam theo hướng đa phương
hóa, đa dạng hòa; tăng cường đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, các tổ chức quốc
tế có liên quan; góp phần vào cuộc đấu tranh chung nhằm xây dựng một thế giới “vì hòa bình, phát
triển, tiến bộ, dân chủ và công bằng xã hội” vì quyền, lựi ích của người lao động.
Tính đến tháng 6/2005, Công đoàn Việt Nam gồm 64 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, 19 Công đoàn ngành Trung ương và Công đoàn Tổng công ty trực thuộc TLĐ
116