Page 9 - Cẩm Nang Pháp Luật Lao Động
P. 9
19- Đại diện thương lượng và ký kết TƯLĐTT:
- Đại diện thương lượng TƯLĐTT của hai bên gồm:
- Bên tập thể lao động là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn
lâm thời.
- Bên NSDLĐ là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo điều lệ tổ chức
hoặc có giấy ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp.
- Số lượng đại diện thương lượng TƯLĐTT của các bên do hai bên thỏa thuận. Mỗi bên
có quyền yêu cầu thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Bên nhận yêu cầu phải chấp nhận việc thương
lượng và thỏa thuận thời gian bắt đầu thương lượng chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày nhận được
yêu cầu.
- Đại diện ký TƯLĐTT của hai bên gồm:
+ Bên tập thể lao động là Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người có giấy ủy
quyền của Ban chấp hành công đoàn.
+ Bên NSDLĐ là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người có giấy ủy quyền của Giám đốc
doanh nghiệp.
20- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu:
- TƯLĐTT vô hiệu từng phần khi một hoặc một số điều khoản trong thỏa ước trái với
quy định pháp luật.
- TƯLĐTT vô hiệu toàn bộ khi:
+ Toàn bộ nội dung thỏa ước trái pháp luật,
+ Người ký kết thỏa ước không đúng thẩm quyền.
+ Không tiến hành theo đúng trình tự ký kết.
- Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố TƯLĐTT vô hiệu gồm:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Tòa án nhân dân.
21- Việc thực hiện TƯLĐTT trong trường hợp sát nhập, hợp nhất, chia tách doanh
nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp:
TƯLĐTT tiếp tục có hiệu lực đối với từng trường hợp sát nhập doanh nghiệp, mà doanh
nghiệp nhận sát nhập có số lao động được tiếp tục sử dụng chiếm trên 50% tổng số lao động sau
khi sát nhập.
Các trường hợp hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý,
quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp và sát nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp sát nhập
không đủ số lao động chiếm trên 50% so với tổng số lao động sau khi sát nhập thì hai bên phải
tiến hành thương lượng để ký TƯLĐTT mới trong thời hạn 6 tháng.
9