Page 8 - Cẩm Nang Pháp Luật Lao Động
P. 8
THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
15- Thỏa ước lao động tập thể là gì?
Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và
NSDLĐ về các điều kiện lao động, quyền lợi và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.
16- Đối tượng và phạm vi áp dụng TƯLĐTT:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo HĐLĐ;
- Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập theo Nghị định 73/1999/NĐ-
CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ;
- Các cơ quan, tổ chức Quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
17- Nguyên tắc ký kết TƯLĐTT:
- TƯLĐTT do đại diện của tập thể lao động và NSDLĐ thương lượng và ký kết theo
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai;
- Nội dung TƯLĐTT không được trái với các quy định của pháp luật lao động và các luật
khác;
- Nhà nước khuyến khích việc ký TƯLĐTT với những quy định có lợi hơn cho NLĐ so
với pháp luật lao động;
18- Nội dung của TƯLĐTT:
- Nội dung của thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) gồm những cam kết về:
- Việc làm và bảo đảm việc làm: các biện pháp đảm bảo việc làm, loại HĐLĐ đối với
từng loại lao động; các trường hợp chấm dứt HĐLĐ; các chế độ trợ cấp thôi việc; trợ cấp mất
việc làm, trợ cấp ngừng việc…
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; các quy định về độ dài thời giờ làm việc trong
ngày, trong tuần, bố trí ca kíp, thời giờ nghỉ giải lao đối với từng loại nghề, ngày nghỉ hàng tuần,
ngày nghỉ lễ; chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng; nguyên tắc và các trường hợp huy động
làm thêm giờ;
- Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương: tiền lương tối thiểu; thang bảng lương áp dụng
trong doanh nghiệp; nguyên tắc trả lương; nguyên tắc xây dựng và điều chỉnh đơn giá tiền lương,
nguyên tắc và điều kiện nâng bậc lương, thanh toán tiền nghỉ hàng năm, tiền tàu, xe; tiền lương
trả cho giờ làm thêm, tiền thưởng;
- Định mức lao động: các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức, loại định mức áp
dụng cho các loại lao động; các định mức trung bình tiên tiến được áp dụng trong doanh nghiệp;
nguyên tắc khóan tổng hợp cả lao động và vật tư;
- An toàn lao động, vệ sinh lao động: các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
tiêu chuẩn và việc cung cấp phương tiện phòng hộ lao động; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; các
biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; bồi thường tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp;
- Bảo hiểm xã hội: quy định về trách nhiệm, quyền lợi của NSDLĐ và NLĐ trong việc
đóng góp, thu nộp, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội;
Ngoài các nội dung trên, các bên có thể đưa vào thỏa ước những thỏa thuận khác như chế
độ ăn trưa giữa ca, phúc lợi tập thể, trợ cấp hiếu hỷ, việc giải quyết tranh chấp lao động…
8