Page 55 - Bộ Đề Toán Luyện Thi THPT
P. 55

vuông góc chung của 2 đường thăng chéo nhau.
        -  Neu đưÒTig vuông góc chung cắt hai đưòug thẳng chéo  nhau tại  I  và J
    thì  đoạn  thẳng  u   gọi  là  đoạn  vuông  góc  chung  của  hai  đường  thẳng  chéo
    nhau.
        -  Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau là độ dài đoạn vuông góc
    chung của hai đường thẳng đó.
     2.32.  KHÓI ĐA DIỆN VÀ PHÉP DỜI HỈNH_______________________

     Hình đa diện và khối đa diện
        -   Hình  đa  diện  gồm  một  sổ  hữu  hạn  đa  giác  phẳng  thoả  mãn  hai  điều
     kiện:
        (1)  Hai  đa  giác  bất  kì  hoặc  không  có  điểm  chung,  hoặc  có  một  đỉnh
     chung, hoặc có một cạnh chung.
        (2) Mỗi cạnh củarmột đa giác là cạnh chung của đúng hai đa giác.
        -   Hình  đa  diện  chia  không  gian  làm  hai  phần;  phần  bên  trong  và  phần
     bên ngoài. Hình đa diện cùng với phần bên trong của nó gọi là khối đa diện.
        -  Mỗi khối đa diện có thể phân chia được thành những khối tứ diện.
        Mỗi đa giác của hình H được gọi  là một mặt của khối đa diện.  Các đỉnh,
     các cạnh của mỗi  mặt còn gọi  là đỉnh, cạnh của khối đa diện. Các điểm nằm
     trong hình H còn gọi là điểm trong của khối đa diện.

        Phép dòi hình
        -  Một phép biến hình F trong không gian được gọi  là phép dời  hình nếu
     nó bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ: nếu F biến hai điểm bất kì M.
     N lần lượt thành hai điểm M', N' thì M'N' = MN.
        Phép  dời  hình  biến  đường  thẳng  thành  đường  thẳng,  mặt  phang  thành
     mặt phẳng...
        Hợp thành của những phép dời hình là phép dời hình.
        Các phép dòi hình đặc biệt
        -  Phép đồng nhất: phép dời hình biến điểm M bất kì thành chính nó.
        -  Phép tịnh tiến:  Phép tịnh tiến theo vectơ  V  là  phép biến hình biến mỗi

     điểm M thành điểm M' sao cho  M M ' =  V  .
        -   Phép  đổi  xứng  qua  đường  thẳng  (phép  đối  xứng  trục);  Cho  đường
     thang d,  phép đối xứng qua đường thẳng d là phép biến hình biến mỗi điểm
     thuộc  d  thành  chính  nó  và biến  mỗi  điểm  M  không  thuộc  d  thành  điểm  M'
     sao cho trong mặt phẳng (M, d), d là đường trung trực của đoạn thẳng MM'.
        - Phép đối  xứng qua một điểm (phép đối  xứng tâm):  Cho  điểm o, phép
     đối xứng qua điểm o là phép biến hình biến mỗi  điểm M thành điểm M' sao
     cho  OM  +  OM ' =  0  , hay o là trung diểm của MM'.


                                                                       -BĐT- 55
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60